Ứng phó như thế nào?

Một phần của tài liệu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ppt (Trang 69 - 71)

Để có thể giải quyết sự bất ổn và những mâu thuẫn trong giai đoạn này, người lãnh đạo cần phải:

- Nêu gương bằng cách chứng tỏ bạn có đủ tự tin, quan điểm rõ ràng, và quyết tâm vì sự thành công của nhóm;

- Làm sáng tỏ mọi thắc mắc nếu có thể;

- Khuyến khích tranh luận một cách thẳng thắn và cởi mở tất cả những vấn đề gây chia rẽ nội bộ, ngăn chặn việc bắt nạt hay “đe dọa” nhưng cũng công khai mọi điều tranh cãi;

- Cần tóm lại những vấn đề gây tranh cãi sau khi đã thảo luận xong và để cả nhóm quyết định;

- Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công việc và cùng nhau làm việc để hoàn thành công việc;

- Hướng những mâu thuẫn vào công việc, thay vì vào tính cách của mỗi cá nhân;

- Tránh để xảy ra tình trạng thắng – thua;

- Hướng dẫn và hỗ trợ những cá nhân vốn cần có thời gian để giảm bớt căng thẳng do mâu thuẫn.

Tuy nhiên, đối với những tình huống khó có thể đạt được sự nhất trí thì làm thế nào?

Đôi khi người lãnh đạo phải can thiệp để đưa ra quyết định nếu như tất cả những nỗ lực nhằm đạt được sự nhất trí chung đều thất bại. Điều này cũng có nguy cơ là không loại bỏ được sự bất bình của mỗi bên và có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực khác.

Việc tránh né, phớt lờ hay dàn hòa ngoài mặt thường không giải quyết được vấn đề, bởi vì đó chỉ đơn giản là trì hoãn sự bùng nổ của các xung đột.

Một phần của tài liệu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM ppt (Trang 69 - 71)