NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (Khuê oán)

Một phần của tài liệu Giáo án văn 10 CTC (Trang 118 - 120)

III. Củngcố IV Luyện tập

LẦU HOÀNG HẠC (Hoàng hạc lâu)

NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (Khuê oán)

(Khuê oán)

Vương Xương Linh

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Đọc- hiểu

1. Tiểu dẫn

(HS đọc phần tiểu dẫn SGK) - Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?

2. Văn bản

- Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật câu từ của bài thơ thể hiện quá quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ?

- Phần tiểu dẫn SGK trình bày vài nét về tác giả Vương Xương Linh và sự nghiệp sáng tác của ông.

+ Vương Xương Linh (698- 756) thọ 55 tuổi. Tự là chiếu Bá người Kinh Triệu- Trường An nay là thành phố Tân An tỉnh Thiểm Tây- Trung Quốc. Năm 727, ông đỗ Tiến sĩ (29 tuổi) lần lượt làm một số chức quan nhỏ, nhiều lần bị cách chức. Sự biến An Lộc Sơn bùng nổ ông về quê. Một thời gian bị Thứ Sử- Hào Châu là Lư Khấu Hiểu giết. Ông để lại cho đời 180 bài thơ và một số tập văn.

+ Nội dung thơ Vương Xương Linh rất phong phú, đề cập cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương (Thơ biên tái). Vương Xương Linh là bậc thầy về thể thơ Thất ngôn tuyệt cú. Những oán hận của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của người thiếu phụ, khúc ca tình bạn bè chân thành trong sáng Đề tài nào cũng có những thành công, kiệt tác. Phong cách thơ Vương Xương Linh trong trẻo, tinh tế được người đời rất hâm mộ.

- Cấu tứ là hình ảnh, sự kiện, chi tiết tiêu biểu của thơ để cho cảm xúc vận động xung quanh. Cấu tứ của bài thơ này rất đặc biệt. Hai câu đầu người thiếu phụ hiện lên “Không biết buồn” mà còn say sưa chìm đắm trong trạng thái sảng khoái. Người thiếu phụ ấy trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu cao để thưởng ngoạn cảnh xuân. - “Trẻ trung nàng biết chi sầu,

Ngày xuân trang điểm bên lầu ngắm gương”. - “Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu Ngày xuân chải chuốt bước lên lầu”.

Tuổi xuân, khuôn mặt trang điểm của nàng và cả cái tầng lầu ấy góp phần tô đẹp cảnh ngày xuân. Trạng thái tâm lí nhân vật, không gian và thời gian hài hoà một cách tuyệt đối. Song hình ảnh và chi tiết ấy đã đảo ngược so với tiêu đề bài thơ (Nỗi oán của người phòng khuê). Cấu tứ đạt tới trình độ nghệ thuật là ở chỗ này. Tác giả tả như vậy là tạo thế cho việc biểu hiện một cách đột xuất, rõ nét và tự nhiên quá trình chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ. Đang vui, đang lâng lâng

- Cây liễu khi tháy “màu dương liễu” nàng đã hối hận vì để chàng đi kiếm ấn phong hầu?

sảng khoái trang điểm đẹp ngắm ngày xuân thì: “Hốt kiếm mạch đầu dương liễu sắc”

(Nhác trông vẻ liễu bên đường)

(Đầu đường chợt thấy màu dương liễu)

Mầm liễu, hoa mai trong thơ cổ điển Trung Quốc là hai vật tiêu biểu nhất tượng trưng cho mùa xuân, được coi là những sứ giả báo tin xuân. Liễu còn tượng trưng cho sự li biệt. Sự xuất hiện bạt ngàn dương liễu lập tức làm dấy lên bao cảm xúc liên tưởng, hồi ức của người thiếu phụ. Chắc hẳn nàng nhớ lại giờ phút chia tay năm nào và nhớ bao ngày tháng sống trong cô đơn, nghĩ tới tuổi xuân dần qua, nghĩ tới những điều rủi ro mà chồng mình có thể gặp phải. Câu thơ thứ ba đóng vai trò ý chuyển trong mạch cảm xúc. Nó làm bùng nổ mạnh mẽ để từ đấy lòng người thiếu phụ ấy thốt lên lời tự oán trách sâu lắng mà quyết liệt.

(“Phong hầu” nghĩ dại xui chàng kiếm chi)

(Hối để chàng đi kiếm tước hầu). Vậy hình thức là lời oán trách song bản chất là sự phủ định công danh thời phong kiến.

Cấu tứ của bài thơ rất phù hợp với tâm trạng của người thiếu phụ.

- Cây liễu xuất hiện trong thơ báo hiệu mùa xuân. Liễu còn chứng kiến sự li biệt. Người phương bắc Trung Quốc xưa khi chia tay thường tặng nhau cành liễu. Vì thế nhìn “ màu dương liễu” nàng chợt nghĩ tới tuổi xuân ngày một qua đi, cái già sẽ đến với nàng. Những năm tháng sống trong cô đơn chờ đợi và biết đâu người chồng ấy lại không về. Chính vì thế mà nàng hối hận vì đã khuyên chàng đi kiếm ấn phong hầu.

- Bài thơ là sự diễn biến tâm trạng của người thiếu phụ. Nàng sung sướng, lâng lâng đầy lãng mạn trong trẻ trung, ngày xuân phơi phới từng bước lên lầu, ngắm gương trang điểm. Song cách vào đề ấy chỉ là đẩy cao nhận thức và chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ có chồng nơi trận mạc khi nàng bất chợt bắt gặp “màu dương liễu”. Nàng nghĩ bao mùa xuân đã trôi qua, ai gây nên cảnh chia li này để nàng phải sống trong cô đơn buồn tẻ? Chồng nàng nơi chiến trận sẽ ra sao? Liệu có ngaỳ trở về hay không… Rút cục chiến tranh phi nghĩa là nguyên nhân của mọi điều đau khổ. Vì vậy “Khuê oán” đâu chỉ là lời oán trách mình của người thiếu phụ. Oán trách mình chỉ là hình thức, là cái cớ để Vương Xương Linh lên án chiến tranh phi nghĩa đời Đường. Một lẽ khác, chiến tranh để lại biết bao hậu

- Vì sao toàn bài chỉ có 28 chữ bài “Khuê oán” lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường.

quả. Nạn nhân của nó là lời tố cáo chiến tranh, những vần thơ phản chiến.

- Học thuộc lòng phần phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.

Tiết

Một phần của tài liệu Giáo án văn 10 CTC (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w