II. Nghệ thuật:
(Trích Tiễn dặn người yêu Truyện thơ dân tộc Thái) A MỤC TIÊU BÀI HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1. Hiểu được tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
2. Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.- Thiết kế bài học. - Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới
Văn chương đã từng miêu tả tâm trạng của chàng trai khi người yêu mình đi lấy chồng. Đó là tâm trạng của Phạm Kim trong Sơ kính tân trang, tâm trạng của Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chúng ta cũng bắt gặp nhiều tâm trạng của các chàng trai trong truyện thơ của đồng bào dân tộc ít người. Trong số ấy đáng lưu ý nhất là tâm trạng của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xôn xao) của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Đọc- tìm hiểu
1. Tiểu dẫn
(H/S đọc phần tiểu dẫn)
- Phần tiểu dẫn SGK giới thiệu nội dung gì? Em hãy trình bày từng nội dung cụ thể?
+ Truyện thơ là gì?
+ Chủ đề của truyện thơ?
+ Nhân vật chính của truyện thơ?
-Phần tiểu dẫn SGK giới thiệu về truyện thơ các dân tộc ít người, tóm tắt tác phẩm và giới thiệu đoạn trích.
+ Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và công lí.
+ Hai chủ đề thể hiện trong truyện thơ là khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi. + Nhân vật chính của các truyện thơ là các chàng trai, cô gái, nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán.
* Út lót – Hồ Liêu (Mường) * Cầm Đôi- Hiền Hom (Tày) * Chàng Lú- Nàng Ủa
* Nàng Nhàng Dợ- Chàng Chà Tăng (Mông).
+ Cốt truyện được thể hiện như thế nào?
+ Kết thúc truyện thơ ra sao?
- Anh (chị) hãy tóm tắt truyện thơ “Tiễn dăn người yêu” của dân tộc Thái bằng cách ngắn nhất nhưng đầy đủ các ý chính.
+ Cốt truyện thường theo ba chặng: 1. Đôi trẻ yêu nhau tha thiết
2. Tình yêu tan vỡ đau khổ
3. Tìm cách thoát khỏi cảnh ngộ chết cùng nhau hoặc vượt khó khăn để trở nên về sống hạnh phúc.
+ Kết thúc truyện thơ thường bằng cái chết hoặc phải xa nhau vĩnh viễn của đôi bạn tình. Kết thúc này là phổ biến. Nó phản ánh cuộc sống ngột ngạt không thể chịu đựng được của thanh niên nam nữ các dân tộc, tố cáo xã hội, bộc lộ khát vọng tự do yêu đương. Một loại kết thúc khác là đôi bạn tình được chung sống hạnh phúc trải qua bao nhiêu trắc trở. “Tiễn dặn người yêu” thuộc loại kết thúc này.
Dựa vào 3 sự việc sau đây: