Củng cố dặn dò

Một phần của tài liệu Giáo án văn 10 CTC (Trang 28 - 32)

- Ghi nhớ (tham khảo SGK). - Làm bài tập phần luyện tập - Chuẩn bị bài mới

Tiết 25: Đọc văn

TAM ĐẠI CON GÀ

(Truyện cười)A. MỤC TIÊU BÀI HỌC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Hiểu được thực chất của mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ. Chú ý hai khía cạnh: Mâu thuẫn phổ biến (đã được nêu ngay trong dòng đầu của truyện) là dốt nhưng lại làm ra vẻ giỏi. Nhân vật thầy đồ ở đây cũng mang trong mình mâu thuẫn trái tự nhiên này. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện lại khẳng định mâu thuẫn ở dạng cụ thể hơn. Tìm ra dạng cụ thể này là xác định được thực chất cử mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ.

- Nắm được nghệ thuật “tự bộc lộ” đây chính là nét đặc sắc của truyện.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.- Thiết kế bài học. - Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới.

Ở đời, không vươn lên chịu dốt là đáng phê bình. Song càng phê bình hơn những ai giấu dốt, lại hay khoe khoang, liều lĩnh. Để thấy rõ tiếng cười châm biếm của ông cha ta với hạng người này, chúng ta tìm hiểu bài “Tam đại con gà”.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

(gọi H/S đọc phần tiểu dẫn)

- Phần tiểu dẫn SGK nêu nội dung gì?

- Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc loại nào ? Tại sao ?

(H/S đọc văn bản)

- Nhân vật chínhlà ai? (Đối tượng tiếng cười hướng đến)

I. Tiểu dẫn:

- Truyện cười có hai loại: Khôi hài và truyện trào phúng

+ Truyện khôi hài: Nhằm mục đích giải trí mua vui ít nhiều có tính giáo dục.

+ Truyện trào phúng: phê phán những kẻ thuộc giai cấp quan lại bóc lột (trào phúng thù), phê phán thói hư tật xấu trong xã nội bộ nhân dân (trào phúng bạn).

- Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc loại truyện trào phúng, hướng đến mục đích phê phán những đối tượng cụ thể.

II. Đọc hiểu

1. Truyện Tam đại con gà

- Nhân vật chính: Anh học trò dốt đi đâu cũng khoe văn hay, chữ tốt

→Mâu thuẫn trái tự nhiên, cười, khẳng định bản chất nhân vật

- Bản chất của nhân vật được thể hiện trong hoàn cảnh nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Trong hoàn cảnh đó có những tình huống nảy sinh làm anh ta tự bộc lộ bản chất của mình.

- Hãy chỉ ra những tình huống trong truyện?

+ Thầy giáo giải quyết tình huống ra sao? (Trạng thái, suy nghĩ, hành động)

+ Trong quá trình giải quyết tình huống thầy đã tự bộc lộ cái dốt của mình ntn?

- Tình huống 2 diễn ra ntn?

- Sự dốt nát của thầy có che đậy được không?

- Bản chất dốt nát thể hiện rõ nhất khi nào?

- Qua truyện Tam đại con gà, tác giả dân gian phê phán điều gì? Gv khắc sâu kiến thức cần nắm bắt.

- Hoàn cảnh bộc lộ bản chất: Anh ta được đón về dạy trẻ

- Tình huống 1: Gặp chữ trong sách tam thiên thầy không giải nghĩa được, trò hỏi gấp

+ Thầy cuống nói liều: dủ dỉ là con dù dì, thể hiện sự hiểu biết hạn chế

+ Sợ sai thì xấu hổ, thầy bảo học trò đọc khẽ. Thầy thận trọng giấu dốt.

+ Thấp thỏm, khấn thổ công xin 3 đài âm dương. Như vậy sự dốt nát đã phơi bày đến hài hước, mỉa mai.

+ Tự tin, đắc chí, bệ vệ ngồi trên giường bảo học trò đọc to.

→Khuyếch đại thói giấu dốt, nhưng bị lật tẩy. - Tình huống 2:

Chạm trán với chủ nhà, chủ nhà hỏi: Chữ kê là gà, sao thầy lại dạy dủ dỉ là con dù dì?

+ Suy nghĩ của thầy:

Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt. Đây là nét tâm lí, thầy đã tự nhận thức được sự dốt nát của mình.

+ Hành động:

Vội nói gỡ: “Tôi vẫn...kia”

→Cách chống chế nhằm mục đích giấu dốt, song càng giấu lại càng lộ ra

Lí giải 2 tiếng “dủ dỉ” một cách vô căn cứ, phi lí. Đó là cách nguỵ biện che đậy bản chất khi bản chất đã bị phơi bày

→Yếu tố gây cười bất ngờ thú vị

- ý nghĩa phê phán: Thói giấu dốt, ngầm ý khuyên răn mọi người không nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.

Ghi nhớ : Cái dốt không che đậy được, càng dấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Nghệ thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên này.

Tiết 25 : Đọc văn

NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀYA. MỤC TIÊU BÀI HỌC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Thấy được sự phê phán của nhân đân đối với nhân vật thầy lí (hình ảnh của quan lại địa phương) và thái độ giễu cợt đối với Cải (hình ảnh những người nông dân khờ khạo khi lâm vào cảnh kiện tụng. tuy nhiên, đối tượng phê phán số một của truyện vẫn là thầy lí.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của truyện này trên cơ sở so sánh với truyệ Tam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đại con gà đã học.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Giáo án văn 10 CTC (Trang 28 - 32)