thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (học sinh đọc SGK)
1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
- Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Đó là quan điểm của văn học. Văn chương coi trọng mục đích giáo huấn:
+ “Thi dĩ ngôn chí” (Thơ để nói chí). + “Văn dĩ tải đạo” (Văn để chở đạo). - ở tư duy nghệ thuật:
+ Công thức tượng trưng, ước lệ. + Thể loại văn học.
+ Sử dụng nhiều điển tích điển cố. + Nhiều thi hiệu, văn liệu theo mô típ.
- Tuy nhiên ở những tác giả có tài năng một mặt vừa tuân thủ tính quy phạm, một mặt phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trên cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức. Đó là Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị?
- Trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề hướng tới cáo cao cả trang trọng hơn là cái đời thường bình dị.
- Hình tượng nghệ thuật hướng tới với vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc.
- ở ngôn ngữ nghệ thuật, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên.
- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, văn học ngày càng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.
3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài
- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc: + Ngôn ngữ dùng chữ Hán để sáng tác.
+ Thể loại: Văn vần (Thể cổ phong và Đường luật). Văn xuôi: Chiếu, biểu, hịch, dụ, cáo, truyện kí truyền kì, tiểu thuyết chương hồi.
+ Thi liệu: chủ yếu điển cổ, điển tích Trung Hoa - Quá trình dân tộc hoá thể hiện:
thế nào? * Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật.
* Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc () Lục bát, song thất lục bát, hát nói, các thể ngâm khúc. Tất cả đều lấy đề tài, thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam
V. Củng cố :
1. Suốt mười thế kỉ, văn học phát triển gắn bó với vận mệnh dân tộc.
2. Cùng với văn học dân gian, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học giai đoạn sau phát triển.
Tiết 36 : Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠTA. MỤC TIÊU BÀI HỌC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay.
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.- Thiết kế bài học. - Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
- Từ đoạn hội thoại cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
I. Đọc- hiểu
1.Khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt (H/S đọc SGK)
- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn, tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin trao đổi ý nghĩ, tình cảm những nhu cầu trong cuộc sống.
(Quay trở lại đoạn hội thoại trong SGK để phân tích)
+ Nhân vật tham gia hội thoại. + Nội dung hội thoại.
- Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nào?
a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:
- Lời nói chẳng mất tiền mua. - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời
b. Trong đoạn trích (SGK) ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn này.
+ Thái độ, cách nói của mỗi người.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt(H/S đọc SGK) (H/S đọc SGK)
- Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói, độc thoại, đối thoại. Một số trường hợp thể hiện ở dạng viết; nhật kí, hồi kí, thư từ.
- Chú ý trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện tức là mô phỏng lời thoại tự nhiên như: kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết, khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.
Song ở trường hợp nào nói hay viết, tái hiện hay sáng tạo ngôn ngữ sinh hoạt vẫn là tiếng nói hành ngày chưa được gọt giũa.
II. Luyện tập
- Câu thứ nhất “Lời nói…nhau”. Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy tôn trọng và giữ phép lịch sự (Phương châm lịch sự). Hãy biết lựa chọn “từ ngữ nào”
- Cách nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.
- Câu thứ hai: “vàng… lời” : Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được người ấy có tính nết như thế nào người nói dễ nghe hay sỗ sàng, cục cằn.
- Đây là đoạn trích trong tác phẩm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” của Sơn Nam. Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo. Nhưng người ta vẫn nhận ra ngôn ngữ sinh hoạt về cách dùng từ ngữ hàng ngày.
+ Đi ghe xuồng.
+ Ngặt tôi không mang thứ phú quý đó.
+ Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá.
Tiết 37 : Đọc văn TỎ LÒNG (Thuật hoài)