kỉ X đến hết thế kỉ XIX (trọng tâm)
Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn về nội dung (yêu nước, nhân đạo, cảm hứng thế sự).
1. Chủ nghĩa yêu nước
- Biểu hiện:
+ Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” (Trung với vua là yêu nước và ngược lại yêu nước là trung với vua). + Tinh thần quyết chiến quyết thắng chống ngoại xâm: ý thức độc lập tự do, tự cường, tự hào dân tộc.
+ Xót xa, bi tráng trước tình cảnh nhà tan nước mất. + Thái độ, trách nhiệm khi xây dựng đất nước trong thời bình.
+ Biết ơn, ca ngợi những con người hi sinh vì đất nước. + Tình yêu thiên nhiên đất nước (chứng minh bằng một số tác phẩm).
+ Tự hào truyền thống.
+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng.
2. Chủ nghĩa nhân đạo
- Bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, từ văn học dân gian, ảnh hưởng ở tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo. Nó biểu hiện cụ thể.
+ Thương người như thể thương thân + Nguyên tắc đạo lí và thái độ ứng xử.
+ Phật giáo là từ bi, bác ái, Nho giáo là nhân nghĩa tư tưởng nhân dân, Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên.
+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp phẩm giá của con người.
+ Đề cao phẩm chất tốt đẹp ở con người Đạo lí, nhân cách, tài năng, khát vọng (chứng minh bằng một số tác phẩm).
3. Cảm hứng thế sự
- Thế sự là cuộc sống con người việc đời. Cảm hứng thế sự là bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.
- Chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện như thế nào trong văn học?
* Hãy thể hiện trên sơ đồ
- Thế nào là thế sự?
- Nội dung cảm hứng thế sự được biểu hiện như thế nào? - Tính quy phạm được thể hiện như thế nào?
- Thế nào là khuynh hướng trang nhã và bình dị?
- Quá trình tiếp thu và ảnh hưởng văn học nước ngoài như
- Tác phẩm hướng tới hiện thực cuộc sống để ghi lại những điều trông thấy.
+ Lê Hữu Trác với “Thượng kinh kí sự”. + Phạm Đình Hổ với “Vũ trung tuỳ bút”.
+ Đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, xã hội thị thành trong thơ Tú Xương. Qua đó các tác giả đã bộc lộ yêu, ghét, lên án và cả hoài bão khát vọng của mình.