Giải nghĩa các từ khó 3 Đại ý

Một phần của tài liệu Giáo án văn 10 CTC (Trang 48 - 52)

II. Nghệ thuật:

2.Giải nghĩa các từ khó 3 Đại ý

3. Đại ý

- Nêu đại ý của đoạn trích

II. Đọc- hiểu

- Toàn bộ đoạn trích là lời của ai?

Diễn biến tâm trạng của chàng trai. - Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai khi anh chạy theo tiễn cô gái về nhà chồng.

Tủi phận cô mang đàn môi- một kỉ vật ngày nào ra thổi. Nhận ra cô gái, anh liền tiễn vợ về nhà chu đáo (người vợ này cũng lấy được chồng và sống hạnh phúc). Chàng trai và cô gái lấy nhau hạnh phúc đến trọn đời.

- Mạc Phi là người dịch. Tác phẩm gồm 1846 câu thơ trong đó chỉ có gần 400 câu thơ là lời tiễn dặn. “Lời tiễn dặn” là đoạn trích gồm 2 đoạn. + Đoạn một là lời tiễn dặn của chàng trai khi anh chạy theo cô, tiễn cô về nhà chồng “Quây gánh qua đồng ruộng” đến “khi goá bụa về già”.

+ Đoạn hai còn lại thương cô bị đánh đập, anh chàng khẳng định mối tình tha thiết, bền chặt của mình.

- SGK

- Bằng lời tiễn dặn đoạn trích làm nổi bật tâm trạng xót thương của chàng trai nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. Đồng thời khẳng định khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thuỷ, của chàng trai đối với cô gái.

- Lời của chàng trai. Cô gái chỉ hiện ra qua lời của chàng trai nghĩa là qua cảm nhận của chàng trai.

- Chàng trai cảm nhận nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

+ “Vừa đi vừa” nghoảnh lại. + Vừa đi vừa ngoái trông

Chàng như thấy được cô gái vẫn nuối tiếc, vẫn chờ đợi nuôi hi vọng với tâm trạng “chân bước xa lòng càng đau càng nhớ”. Cô buộc phải lấy người mình không yêu làm sao tránh khỏi nỗi đau buồn. Cô “nghoảnh lại”, “ngoái trông”, “lòng càng đau càng nhớ” vì nghĩ tới mối tình lỡ hẹn của mình. Cô như muốn thu tất cả những kỉ niệm của mối tình ấy, những con đường lên mương, lối mòn xuống núi, đường qua suối…Tất cả vẫn còn đây mà lòng người phải xa cách. Mỗi bước cô là nỗi đau ghìm xé “chân bước xa lòng càng đau càng nhớ”.

+ Cô gái qua các khu rừng:

“ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi, Tới rừng lá ngón ngóng trông”.

Cử chỉ chờ, đợi ngóng trông diễn tả tâm trạng đau khổ như cố bám víu lấy một cái gì. Mặt khác

- Cô gái qua lời của chàng trai đi qua những đâu? Hãy phân tích giá trị biểu cảm của hình ảnh ấy?

- Chàng trai còn thể hiện tâm trạng gì?

- Chàng trai còn thể hiện tâm trạng gì?

- Chàng trai còn thể hiện tâm trạng gì?

- Em hãy phân tích những câu thơ

ớt cay, cà đắng và độc địa thay “lá ngón” gợi ra tâm trạng đầy cay đắng của cô gái và sự chờ đợi, ngóng trông, bấu víu ấy chỉ là vô vọng mà thôi. Đây cũng là tâm trạng đau khổ của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng. Cảnh đã thể hiện tình cảm của con người.

- Chàng trai khẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình. Chàng trai nói với cô gái

“Xin hãy cho anh kề vóc mảnh, Quấn quanh vai ủ lấy hương người Cho mai sau lửa xác đượm hơi Một lát bên em thay lời tiễn dặn!”

Người Thái có tục hoả táng. Khi thiêu xác, họ đốt theo cái áo, cái khăn hoặc mấy sợi tóc của người thân yêu nhất để hơi của người thân khiến họ không cô đơn, xác sẽ cháy đượm, hồn siêu thoát. Chàng trai mượn hương người yêu từ lúc này vì suốt đời anh không còn yêu thương hơn để lúc chết, xác nhờ có hương của người yêu mà cháy đượm. Chàng trai đã khẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình, tình yêu của mình.

- Anh đã động viên cô gái “Con nhỏ hãy đưa anh ẵm, Bé xinh hãy đưa anh bồng,

Cho anh bế con dòng đừng ngượng, Nựng con rồng, con phượng đừng buồn.”

“Con nhỏ”, “bé xinh”, “con rồng con phượng” là chỉ con của cô gái với người khác được anh yêu quý như con đẻ của mình. Câu thơ còn có ý nghĩa đề cao dòng giống của đứa trẻ để vừa lòng mẹ nó. Động viên, an ủi đấy mà vẫn có gì xót xa đến tận gan ruột của chàng trai.

- Không chỉ động viên, an ủi cô gái, chàng trai đã ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống.

“Đôi ta yêu nhau, đợi đến tháng Năm lau nở, Đợi mùa nước đỏ cá về, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đợi chim tăng ló hót gọi hè,

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già”

- Thời gian luân chuyển “tháng năm lau nở, nước đỏ cá về” đến cả âm thanh quen thuộc “chim tăng ló hót gọi hè”. Tất cả gắn bó, gần gũi với cuộc

này để thể hiện tâm trạng của chàng trai.

2. Cử chỉ, lời lẽ hành động của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái.

sống con người. Bước đi của thời gian còn khẳng định còn khẳng định sự chờ đợi của chàng trai tính bằng mùa, bằng vụ và tăng lên tính bằng cả đời người. “Không lấy nhau về già”. Rõ ràng lời tiễn dặn của chàng trai xoay quanh một chữ đợi. - Chờ đợi là tình nghĩa thuỷ chung của chàng trai với cô gái. Tình yêu của họ là bất tử song chờ đợi cũng có nghĩa là chấp nhận cuộc sống hiện tại chỉ còn hi vọng ở tương lai, thể hiện sự bất lực trước tập tục, chấp nhận hôn nhân do cha mẹ định đoạt. Chàng trai đã đưa cô gái đến tận nhà chồng và chứng kiến cảnh cô bị gia đình nhà chồng hành hạ.

“Em ngã lăn chiêng cạnh miệng cối lợn dũi Em ngã lăn đùng liền bên máng lợn vầy Ngã không kịp chống kịp gượng”.

- Theo phong tục hồn nhiên và giàu nhân văn của người Thái nếu hai người yêu nhau mà không lấy được nhau họ sẽ thành anh, em bè bạn, gần thì thỉnh thoảng thăm nhau, xa xôi thì hàng năm có phiên chợ tình họ tìm hàng năm có phiên chợ tình họ tìm về chợ gặp gỡ chia sẻ vui buồn cùng nhau. Chàng trai trong đoạn trích này chứng kiến cảnh cô gái bị gia đình nhà chồng hành hạ.

Anh cảm thông săn sóc cô bằng lời lẽ và hành động chia sẻ hết mực yêu thương.

Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻ bọ,

Dậy phủi áo kẻo lấm! Đầu bù anh chải cho, Tóc rối đưa anh búi hộ.

Anh chặt tre về đốt gióng đầu, Chặt tre dày, anh hun gióng giữa, Lam ống thuốc này em uống khỏi đau.

- Đây là lời chàng trai cùng với cái nhìn xót xa thương cảm. Người đọc hình dung ra cô gái áo lấm, đầu bù, tóc rối đau đớn vì bị đánh đập hành hạ. Đó là cảnh đáng thương, là tiếng kêu cứu về quyền sống của người phụ nữ, gợi bao nhiêu nỗi thương cảm xót xa. Những tiếng gọi tha thiết “dậy đi dậy đi em ơi!” cùng với cử chỉ ân cần “đầu bù anh chải cho, tóc rối anh búi hộ” cùng với sự chăm sóc “anh hun gióng giữa, lam ống thuốc này em uống khỏi đau”. Đây là cử chỉ, lời nói và hành động của tình yêu thương. Lời nói đó

- Em hãy phân tích đoạn thơ này?

- Lời tiễn dặn của chàng trai ở đoạn cuối này được thể hiện như thế nào?

- Em có cảm nhận gì về đoạn thơ này?

- Lời chàng trai còn thể hiện như thế nào?

còn ẩn chứa nỗi xót xa, đau đớn hơn cả nỗi đau mà cô gái phải chịu. Lời lẽ đó thấm nhuần tình cảm nhân đạo đối với số phận người con gái và những phụ nữ Thái xưa. Tình cảm ấy của chàng trai còn thể hiện qua lời tiễn dặn.

- Lời tiễn dặn của chàng trai thể hiện Tình yêu nồng nàn mãnh liệt của anh:

Về với người ta thương thủơ cũ. Chết ba năm hình còn treo đó;

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thẳm, Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung, Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát, Chết thành hồn chung một mái song song.

- Chàng trai khẳng định với cô gái sống chết cùng

có nhau. Từ chết được lặp lại sáu lần cũng là sáu lần khẳng định sự gắn bó, không thể sống xa nhau. Hãy sống cùng nhau đến lúc chết. Dẫu có phải chết cũng chết cùng nhau. Lại một lần nữa ta bắt gặp tình yêu thuỷ chung, son sắt của những chàng trai, cô gái Thái. Đây là xã hội vạn ác với nhiều bất công vô lí đang đè nặng lên kiếp sống con người. Ví xã hội ngăn cấm tình cảm con người. Đồng tiền và sự giàu sang đã phá hoại hạnh phúc con người.

- Lời chàng trai thể hiện khát vọng giải phóng được sống trong tình yêu.

Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng, Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già,

Ta yêu nhau tàn đời gió không rung, không chuyển,

Người xiểm xui, không nghoảnh, không nghe. - Hai tiếng yêu nhau, yêu trọn đời, yêu trọn kiếp là sự khẳng định quyết tâm trước sau như một không gì có thể thay đổi. Gió không bao giờ ngừng. Song dẫu gió có thể ngừng (tàn đời gió) thì tình yêu của chàng trai và cô gái cũng không bao giờ thay đổi. Đây cũng là khát vọng tự do, khát vọng được sống trong tình yêu. Khát vọng ấy như khắc vào gỗ, tạc vào đá, bền vững đến muôn đời.

- Lời tiễn dặn đầu thể hiện:

+ Chàng trai cảm nhận nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. Đấy cũng là nỗi khổ của chàng trai. + Chàng trai khẳng định tấm lòng thuỷ chung của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Em hãy phân tích đoạn thơ này?

- So sánh giữa hai lời tiễn dặn của chàng trai.

mình

+ Anh động viên, an ủi cô gái

+ Ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống.

- Lời tiễn dặn sau:

+ Sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ với cô bằng lời lẽ nhất mực yêu thương

- Lời chàng trai thể hiện khát vọng giải phóng, khát vọng tự do được sống trong tình yêu.

Lời tiễn dặn đầu tập trung trong một chữ “đợi” thì lời tiễn dặn sau tập trung trong một chữ “cùng”. Cả hai lời tiễn dặn thể hiện sự phát triển tâm trạng thuỷ chung, ước hẹn, chờ đợi cùng nhau vươn lên đến khát vọng tự do, khát vọng giải phóng. Lời tiễn dặn nghiêng về lời dặn dò mang sắc thái tình cảm nhưng đồng thời cũng bộc lộ tư tưởng tiến bộ. Đó là phơi bày thực chất của xã hội phong kiến miền núi xưa. Một xã hội ngăn cấm toả chiết (Toả khoá, chiết đập vỡ) tình cảm con người. Vì vậy “Lời tiễn dặn” là tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, khát vọng đòi quyền sống cho con người. Từ đó hiểu được vì sao đồng bào Thái rất yêu quí sau mê, coi tiễn dặn người yêu là niềm tự hào của dân tộc. Người Thái có câu “Hát tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày

III. Củng cố

Một phần của tài liệu Giáo án văn 10 CTC (Trang 48 - 52)