Biện pháp 1: Tăng cường nhận thức về hoạt động kiểm tra nộ

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 114 - 144)

2. Đề xuất một số biện pháp quảnlý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học.

2.1.Biện pháp 1: Tăng cường nhận thức về hoạt động kiểm tra nộ

bộ trường học của người quản lí.

Hoạt động KTNBTH là hoạt động truyền thống của ngành giáo dục.Có rất nhiều hiệu trưởng đã thiết lập được một mạng lưới kiểm tra rất chặt chẽ hoạt động dạy và học đưa nhà trường vào kỷ cương, nề nếp. Hoạt động KTNBTH góp phần quan trọng vào hiệu quả sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học. Một vấn đề thực tiễn đáng quan tâm là nhiều hiệu trưởng chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động KTNBTH, việc kiểm tra được xem như một biện pháp trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt nên thiếu khoa học dẫn đến kiểm tra để bình bầu, xếp loại, kiểm tra để tién tới kiểm điểm những sai phạm nào đó.

Chính vì vậy mỗi cán bộ quản lí các cấp cần nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, chức năng, nguyên tắc của hoạt động KTNBTH, xác định rõ ý nghĩa về tầm quan trọng của hoạt động KTNBTH trong lĩnh vực quản lý trường học. Kiểm tra - đánh giá đúng đắn sẽ nắm được những tồn tại và kịp thời xử lí những tồn tại đó, kể cả việc giải quyết các khiếu nại tố cáo, kiểm tra cũng còn là biện pháp để khắc phục bệnh quan liêu. Lãnh đạo luôn đi liền với khâu cuối cùng đó là kiểm tra. Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo.

* Nội dung của biện pháp.

- Mỗi cán bộ quản lý cần nhận thức sâu sắc được: KTNBTH là một trong những chức năng quản lý của người hiệu trưởng, nhằm kiểm tra, theo dõi, xem sét, đánh giá các hoạt động sư phạm trong phạm vi nội bộ một nhà

trường, xác định kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, nội dung quy chế đã đề ra hay không?

* Cách thức thực hiện.

- KTNBTH là đánh giá toàn bộ các hoạt động dạy và học trong nội bộ nhà trường, xác định lêch lạc, sơ hở, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục.

- Hiệu trưởng nhà trường phải là người ra quyết định tổ chức và chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất. Hiệu trưởng kiểm tra trong nhà trường cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lý của chính mình.

* Điều kiện để thực hiện.

- Để làm được điều đó người quản lí cần nắm vững được các vấn đề sau: Vị trí của hoạt động KTNBTH; chức năng của KTNBTH; nguyên tắc KTNBTH; đối tượng KTNBTH; các nội dung KTNBTH; các phương pháp KTNBTH.

Như vậy người hiệu trưởng - người cán bộ quản lý giáo dục cần phải được thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong nội bộ nhà trường ; phải được tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày về công tác thanh tra, kiểm tra .

1.2.Biên pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý HĐKTNB trường Tiểu

học

Trong công tác lập kế hoạch, cần tập trung vào việc xác lập các mục tiêu chương trình và xác định mô hình trong tương lai cần đạt tới. Việc xác định mục tiêu càng cụ thể, đúng đắn bao nhiêu, thì việc thực hiện mục tiêu càng có kết quả bấy nhiêu. Trong khi xây dựng kế hoạch cần tính toán tới tất cả các biến động thay đổi để có thể lựa chọn các phương án đảm bảo sự phù hợp và thành công nhất. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường

Tiểu học phải căn cứ trên kế hoạch, nhiệm vụ công tác kiểm tra nội bộ của ngành giáo dục Vĩnh Phúc và tình hình thực tiễn giáo dục huyện Yên Lạc.

Xây dựng kế hoach quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học phải đảm bảo tính khách quan và khoa học. Tính khách quan thể hiện mức độ đáp ứng của kế hoạch với nhu cầu của hoạt động KTNB trường Tiểu học.

Không phụ thuộc ý chí chủ quan của nhà quản lý, xây dựng kế hoạch phải được tính toán một cách khoa học; đảm bảo tính hợp lý và khả thi. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học là nhiệm vụ của trưởng phòng giáo dục. Trong đó cần có sự tham mưu cụ thể của phó trưởng phòng giáo dục phụ trách giáo dục Tiểu học, các chuyên viên Tiểu học và hiệu trưởng các trường Tiểu học.

* Nội dung, cách thức tiến hành của biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học bao gồm:

Căn cứ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng năm học; Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên và quy mô phát triển trường, lớp, học sinh của từng năm học; Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và chất lượng giáo dục của huyện, của toàn ngành, riêng từng khu vực; Căn cứ vào kế hoạch cụ thể về hoạt động KTNB trường Tiểu học của các nhà trường trong huyện và kế hoạch quản lý HĐKTNBTH, Căn cúa vào kết quả quản lý HĐKTNBTH của phòng giáo dục ở năm học trước. Trưởng phòng giáo dục cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các biện pháp thực hiện; Bước tiếp theo trưởng phòng giáo dục dự thảo kế hoạch chung của huyện. Dự thảo kế hoạch này được các chuyên viên, hiệu trưởng các trường Tiểu học nghiên cứu đóng góp, bổ xung từ góc độ thực tiễn công tác. Trưởng phòng xem xét để hoàn chỉnh bản kế hoạch trước khi báo cáo xin ý kiến sở GD &ĐT. Sau khi kế hoạch được sở thống nhất thì các bộ phận thuộc phòng giáo dục, các trường Tiểu học căn cứ vào kế hoạch chung của phòng giáo dục để hoàn chỉnh kế hoạch công tác của từng bộ phận cụ thể. Đây là quy trình bắt buộc, thực hiện

nghiêm túc trước khi bước vào thực hiện kế hoạch. Việc xây dựng kế hoach chung đến xây dựng kế hoạch từng bộ phận và kế hoạch cá nhân tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả của bộ máy để đạt được mục tiêu quản lý chung.

* Các điều kiện để xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNBTH. - Trưởng phòng giáo dục phải có các tài liệu sau:

-Kế hoạch KTNB trường Tiểu học của hiệu trưởng các trường Tiểu học trong huyện.

-Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động KTNB trường Tiểu học và nghiệp vụ quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học.

-Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho yêu cầu KTNB trường Tiểu học và quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học

-Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động KTNB trường Tiểu học.

Bên cạnh đó, mỗi chuyên viên căn cứ vào kế hoạch chung xây dựng kế hoạch công tác cá nhân. Xây dựng kế hoạch cần phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình kế hoạch năm trước, tìm ra nguyên nhân mặt mạnh, mặt yếu và rút ra bài học kinh nghiệm.

Tóm lại xây dựng kế hoạch là hoạt động quản lý cơ bản trong chương trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Để xây dựng kế hoạch và tuân thủ các bước chính đó là xác định nhu cầu của hoạt động KTNB trường Tiểu học, thiết lập các mục tiêu, xác định phương án, xem phương án nào phù hợp nhất, tối ưu nhất và quyết định những biện pháp khả thi để thực hiện mục tiêu.

1.3.Biện pháp3 :Tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ truờng Tiểu học: Xây dựng quy định tổ chức kiểm tra từng nội dung của hoạt động KTNB trường Tiểu học là rất cần thiết. Vì muốn quản lý tốt thì cần phải có những quy định cụ thể, những quy định này sẽ cụ thể hoá được công việc

KTNB của hiệu trưởng nên giúp cho việc thanh tra quản lý hoạt động KTNB được dễ dàng. Có thể nêu lên những quy định như sau:

* Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp: + Quy định các bước kiểm tra chung cho một nội dung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Xác định nội dung, mục đích, yêu cầu, đối tượng và hình thức kiểm tra. -Lập kế hoạch chương trình kiểm tra cụ thể (xác định đầu việc, ra hạn thời gian)

-Xây dựng lực lượng kiểm tra -Tiến hành kiểm tra

-Thu thập tín hiệu phản hồi -Kết luận, kiến nghị

-Kiểm tra lại (nếu thấy cần) -Lưu trữ hồ sơ kiểm tra.

+ Quy định kiểm tra toàn diện một giáo viên gồm:

-Dự giờ từ 2 -> 3 tiết với các hình thức ( có báo trước, không báo trước) sau đó dựa vào phiếu đánh giá xếp loại giờ dạyđể xếp loại, cần chú ý trình độ nắm vững kiến thức và trình độ vận dụng phương pháp, thảo luận với giáo viên trước khi xếp loại.

- Theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn suốt trong năm học ít nhất kiểm tra đột xuất 3 lần (hồ sơ giảng dạy, chế độ chấm chữa bài; đánh giá xếp loại học sinh); ngoài ra các quy định của chuyên môn cần có sự theo dõi cụ thể và ký nhận bằng biên bản.

-Đánh giá kết quả của học sinh (qua khảo sát kiểm tra chung của nhà trường và hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra).

-Kết quả tham gia công tác khác (nếu có) Cần theo dõi hồ sơ việc thực hiện các nhiệm vụ khác.

-Hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá xếp loại. -Xin ý kiến phản hồi của giáo viên

-Lưu trữ hồ sơ.

+ Quy định kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp gồm: -Kiểm tra hồ sơ (Kế hoạch, giáo án, phương tiện, thiết bị…)

-Kiểm tra giờ lên lớp (công việc chuẩn bị, giảng bài trên lớp, lĩnh hội của học sinh).

-Kết luận, ghi biên bản, lưu trữ hồ sơ.

+ Quy định kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn: Xác định nội dung:

-Kiểm tra việc nhận thức, uy tín, năng lực lãnh đạo của tổ trưởng.

-Kiểm tra hồ sơ (kế hoạch, biên bản họp, chất lượng đánh giá của tổ về dạy của giáo viên, học của học sinh, thực hiện bồi dưỡng , tự bồi dưỡng, sáng kiến kinh nghiệm, làm và sử dụng đồ dùng dạy học).

-Kiểm tra nề nếp chuyên môn (soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu, sinh hoạt).

-Kiểm tra nề nếp phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoại khoá, thực hành.

-Chuẩn bị lực lượng phân công thực hiện từng công việc -Xác định phương pháp

-Kết luận, ghi biên bản, lưu giữ biên bản. + Quy định kiểm tra toàn diện một học sinh. Xác định nội dung:

-kiểm tra trình độ văn hoá khoa học, kỷ luật của học sinh (ý thức, phương pháp khả năng tiếp thu, kỹ năng thực hành, kết quả học tập).

-Kiểm tra trình độ giáo dục học sinh về các mặt (đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, thưởng thức cái đẹp, nghệ thuật).

-Kiểm tra khả năng tự quản của học sinh trong tự học và sinh hoạt. Xác định phương pháp: Đàm thoại, test , thu thập thông tin.

-Ghi biên bản , kết luận.

+ Quy định kiểm tra toàn diện một lớp học. Xác định nội dung:

-Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự tương trợ nhau, giúp nhau trong nhóm, trong tổ.

-Rèn luyện các mặt giáo dục toàn diện: đạo đức, lối sống, văn nghệ, thể dục, vệ sinh, ý thức kỷ luật lao động tập thể, quan điểm thẩm mỹ lành mạnh.

-Sinh hoạt tập thể lớp: Sinh hoạt đều đặn có chất lượng và bổ ích, sinh hoạt đoàn đội có tác dụng đẩy mạnh phong trào học tập và rèn luyện của toàn lớp, tương trợ giúp nhau trong học tập.

-Xây dựng các tổ, nhóm cá nhân điển hình trong lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Xác định phương pháp: Sử dụng test, đàm thoại, phỏng vấn… -Ghi biên bản kết luận thanh tra.

+ Quy định kiểm tra cơ sở vật chất ( CSVC), thiết bị dạy học. -Kiểm tra CSVC gồm:

- Nhà cửa, lớp học, bàn ghế, bảng …… xác định giá trị sử dụng, tiêu chuẩn vệ sinh học đường.

- Thư viện, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống, phòng hướng nghiệp, xưởng trường, vườn trường ….. đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ dạy học.

- Kiểm tra thiết bị dạy học gồm:

Các đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo. Các phương tiện kỹ thuật dạy học khác Các đồ dùng dạy học tự làm của thầy và trò. Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học ( sổ theo dõi)

-Kiểm tra bộ hồ sơ theo dõi CSVC và thiết bị dạy học của của cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách cần ghi xác nhận, nhận xét vào hồ sơ.

-Định hướng cách xử lý sau kiểm tra: tuỳ theo kết quả kiểm tra, hiệu trưởng đưa ra địng hướng cách xử lý sau kiểm tra cho phù hợp để phát huy tốt

hiệu quả của việc sử dụng CSVC và thiết bị dạy học trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Qui định kiểm tra tài chính:

-Hiệu trưởng kiểm tra nguồn tài chính trong nhà trường nhằm điều tiết nguồn ngân sách, sử dụng đúng nguồn vốn, chống tham ô lãng phí, lạm dụng của công.

-Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tài chính trong trường học. -Kiểm tra chứng từ thu chi, sổ sách kế toán.

Kiểm ta quỹ két, tiền mặt.

Tuân thủ theo các quy định này là điều kiện để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động KTNBTH.

* Điều kiện để thực hiện :

Người quản lý phải nắm hết các đối tượng phải kiểm tra, lôi cuốn được nhiều thành viên vào việc kiểm tra, xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần đảm bảo các nguyên tắc khoa học, dân chủ trong kiểm tra. Thnàh viên kiểm tra phải là những người thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi nghề, tốt về đức, sáng suốt và linh hoạt trong công việc, các thành viên kiểm tra phải được phân công , phân quyền rõ ràng.

1.4 Biện pháp 4 : Đào tạo, bồi dưỡng CBGV làm công tác KTNB

trường Tiểu học và đội ngũ thanh tra viên của phòng giáo dục để quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học

Thực trạng đội ngũ thanh tra viên chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra của huyện có đủ theo quy định, nhưng đa số chưa được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra , do đó gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ thanh tra viên chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra của huyện chủ yếu được đề cử có tính kiêm nhiệm, làm

theo “ mùa vụ”- chỉ thanh tra khi có sự việc xẩy ra là chủ yếu, do đó chất lượng thanh tra thấp không đảm bảo yêu cầu.

- Nhu cầu tự thân của thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ công tác thanh tra càng trở lên bức xúc khi công tác thanh tra chuyên môn được đặt ra đúng mức, thường xuyên. Đồng thời công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông - Đặc biệt là những thay đổi về nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, đổi mới về trang thiết bị… bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của người cán bộ thanh tra phải tương ứng để hoàn thành nhiệm vụ.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác KTNB trường Tiểu học chủ yếu là lưc lượng quản lý, tổ trưởng các bộ môn, giáo viên giỏi. Hầu hết chưa được đào tạo chuyên môn sâu về công tác KTNBTH. Vì vậy để đảm bảo công việc được phân công họ phải dựa vào kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước, của bản thân, đồng thời trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (đổi mới chương trình gáo dục phổ thông theo nghị quyết 40 của quốc hội). Để đảm nhiệm được công việc KTNBTH nhằm xiết chặt kỷ cương, giữ vững nề nếp "học ra học, dạy ra dạy", không thể thực hiện công tác KTNBTH một cách bị động, không có kế hoạch, thiếu những giải pháp …Một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về kỹ năng tổ chức, về quản lý hoạt động cho đội ngũ giáo viên tham gia công tác KTNB trường Tiểu học

-Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho toàn bộ đội ngũ thanh tra viên của phòng giáo dục huyện và đội ngũ làm công tác KTNB trường Tiểu học; bảo đảm để tổ chức này hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, đánh giá được đúng người đúng việc, phát hiện, điều chỉnh và dự báo được xu hướng phát triển các lĩnh vực trong giáo dục- đào tạo để kịp thời tổ

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 114 - 144)