43 89,6 5 10,4 0 0 44 91,7 4 8,3
Kết quả điều tra khẳng định : những đề xuất mà đề tài đưa ra đều có tính khả thi cao. Một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tâm huyết với công tác KTNB trường Tiểu học còn nhấn mạnh tính cấp thiết của các biện pháp 1,2,3 và coi đó là những " Điểm huyệt" của QLGD – Tiểu học, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay toàn ngành giáo dục đang thực hiện " đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, " Bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác KTNB trường học nói chung và KTNB trường Tiểu học nói riêng và quản lý công tác KTNB trường học có đủ phẩm chất, năng lực là việc làm rất cần thiết; thực hiện có chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra chính là thực hiện được chức năng" cánh tay nối dài của Trưởng phòng giáo dục đến các cơ sở giáo dục thuộc phòng giáo dục quản lý.
Những biện pháp quản lý HĐKTNBTH đã đề xuất, trên thực tế trong quản lý của phòng giáo dục Yên Lạc, ngoài sự cố gắng của các tổ chức thanh tra giáo dục, của hiệu trưởng các trường Tiểu học còn có sự phối hợp giúp đỡ của các cấp thanh tra nhà nước, các cấp quản lý giáo dục đã tạo điều kiện tối đa để Phòng giáo dục thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm học 2004 - 2005.
5- Kết quả thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động KTNB các trường Tiểu học huyện Yên Lạc. trường Tiểu học huyện Yên Lạc.
Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học của phòng giáo dục Yên Lạc được tác giả đề xuất đã áp dụng ngay trong năm học 2004 – 2005, chấn chỉnh một bước trong việc thực hiện kỷ cương nề nếp dạy và học, quy chế kiểm tra đánh giá, thi cử, thực hiện dân chủ hoá trường học… đã có tác dụng nâng cao hơn chất lượng giáo dục so với năm học trước góp phần
quan trọng vào việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu về giáo dục Tiểu học của huyện Yên Lạc. (xem các bảng thống kê dưới đây)
* Kết quả phòng giáo dục đã đánh giá xếp loại công tác kiểm tra nội bộ các trường Tiểu học như sau:
Năm học Xếp loại tốt Xếp loại khá Xếp loại T. bình Xếp loại yếu
SL % SL % SL % SL % 2003- 2004 8 38,1 9 42,8 4 19,1 0 0 2004- 2005 11 52,4 9 42,8 1 4,8 0 0
* Kết quả đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học
Năm học
Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực
Tốt Khá Trung bình Yếu Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL 2003 -2004 12061 95,7 504 4,0 38 0,3 0 0 2773 22,0 5558 44, 1 4222 33,5 50 2004 -2005 11127 96 464 4,0 0 0 0 0 294 4 25,3 5251 45, 3 3373 29,1 23
* Kết quả xếp loại toàn diện giáo viên ( 4 mặt công tác)
Năm học Xếp loại tốt Xếp loại khá Xếp loại đạt yêu cầu Xếp loại không đạt yêu cầu SL % SL % SL % SL % 2003-2004 113 25 235 52 95 21.0 8 1,8 2004-2005 140 30 253 54,3 71 15,3 2 0,4
* Kết quả thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học của huyện Yên Lạc năm học 2004 - 2005 như sau:
- Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu họcđúng độ tuổi ở 100% số xã, thị trấn tỉ lệ đạt 98,1%. Là huyện được công nhận lá cờ đầu của tỉnh.
- Số học sinh được xếp loại học lực giỏi từ 23, % năm 2003- 2004 lên 25,3 %. Số giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi các cấp là 140 người, đạt 30%.
- Số cán bộ quản lý được công nhận là chiến sỹ thi đua các cấp là 28 người.
* Kết quả chung trong hai năm 2003 -2004; 2004 - 2005 phòng giáo dục Yên Lạc được sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc xếp loại A về công tác
thanh tra giáo dục và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học và được công nhận là tập thể lao động giỏi, Phòng giáo dục Yên Lạc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng đơn vị lá cờ đầu của ngành giáo dục Vĩnh Phúc.
Chất lượng giáo dục của các nhà trường Tiểu học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý lãnh đạo của người đứn đầu (Hiệu trưởng), trong đó các hoạt động KTNB của hiệu trưởng có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục . Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học mà tác giả đề xuất đã được kiểm nghiệm và có tính khả thi, giúp cho phòng giáo dụcYên Lạc triển khai thực hiện đối với các nhà trường Tiểu học của huyện trong những năm học tiếp theo.Tuy nhiên các biện pháp trên không phải là các biện pháp đã tối ưu, có tính ổn định lâu dài mà nó phải được thường xuyên bổ xung, cải tiến để có hiệu quả tốt hơn, phù hợp hơn trong sự phát triển không ngừng của sự nghiệp giáo dục ./.
PHẦN III