Quảnlý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học: 1 Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ:

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81 - 85)

2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1 Quản lý, quản lý giáo dục.

2.6. Quảnlý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học: 1 Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ:

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ được hiểu là những tác động có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là quá trình kiểm tra ở các cơ sở giáo dục.

Chức năng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ theo nghĩa chung nhất là: - Chức năng ổn định, duy trì quá trình hoạt động kiểm tra cho phù hợp với thực tế.

- Chức năng đổi mới, phát triển quá trình hoạt động kiểm tra đáp ứng với xu thế đổi mới của công tác quản lý giáo dục.

-Quá trình quản lý hoạt động kiểm tra gồm 4 giai đoạn cơ bản sau:

Một là: xác định nhu cầu quản lý hoạt động kiểm tra: Nhu cầu quản lý

hoạt động kiểm tra chính là nhu cầu phát triển sự đòi hỏi nhằm thoả mãn mong muốn khát vọng của một tổ chức, của một nhóm, một cá nhân nhằm đạt mục đích. Xác định nhu cầu quản lý hoạt động kiểm tra chính là xác định cái đã có, cái đang diễn ra và cái phải có trong tương lai. Từ đó đặt ra những nội dung và hoạt động quản lý kiểm tra cần thiết.

Hai là: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra. Chính là thiết kế

một tương lai mong muốn việc xác lập các bước phải làm gì, làm thế nào và làm ở đâu, ai làm, bao giờ hoàn thành và điều kiện để hoàn thành.

Ba là:Thực hiện kế hoạch của quản lý hoạt động kiểm tra.

Thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra bao gồm các công việc sau:

- Xác định chuẩn mực trong quản lý hoạt động kiểm tra trường Tiểu học (chuẩn đánh giá một trường, chuẩn đánh giá một giờ dạy, chuẩn đánh giá các hoạt động khác).

- Tổ chức việc đo lường việc thực hiện các nhiệm vụ của trường học (Xây dựng lực lượng, quy định kiểm tra, xử lý thông tin).

- So sánh sự phù hợp của thành tích với các chuẩn mực xác định giá trị của các thành tích (xác định mặt định tính, xác định mặt định lượng).

Phát hiện những ưu điểm và tồn tại(những sai lệch so với chuẩn) của các đối tượng kiểm tra (phát hiện kịp thời những ưu điểm, khuyết điểm tồn tại trong thực tiễn, mức độ các ưu khuyết điểm nguyên nhân của ưu điểm, khuyết điểm).

Ra các quyết định điều chỉnh cần thiết trong kiểm tra: (quyết định mức độ phát huy các thành tích xuất sắc; quyết định mức độ sửa chữa, uốn nắn; quyết định cần phải xử lý những vi phạm nghiêm trọng).

Bốn là: Đánh giá kết qủa quản lý hoạt động kiểm tra:

Đánh giá kết quả quản lý hoạt động kiểm tra là giai đoạn cuối cùng của hoạt động kiểm tra, đây là đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra từ trước. Từ đó giúp cho nhà quản lý có các quyết định phù hợp với công tác kiểm tra.

Trên cơ sở chức năng chung đó, quản lý hoạt động kiểm tra phải thực hiện 4 chức năng cụ thể sau:

- Kế hoạch hoá. đây là hoạt động cơ bản nhất của quản lý hoạt động kiểm tra, kế hoạch đặt cơ sở cho vấn đề tổ chức, định biên lực lượng, lựa chọn nội dung, phương pháp, điều kiện phương tiện , kiểm tra đánh giá kết quả.

- Tổ chức. Chính là phương thức bố trí, sắp xếp, sử dụng một cách tối ưu nguồn lực con người, phương tiện vật chất kỹ thuật để đạt mục tiêu quản lý mong muốn.

- Chỉ huy điều hành. Chức năng này mang tính chất tác nghiệp, phối hợp với các lực lượng kiểm tra, tập trung thống nhất điều kiện hoạt động.

- Kiểm tra, thanh tra. Chính là hệ thống những hoạt động đánh giá, phát hiện điều chỉnh mục tiêu.

Như vậy quản lý hoạt động kiểm tra chính là quản lý các thành tố của quá trình hoạt động kiểm tra như sau:

+ Mục tiêu quản lý hoạt động kiểm tra + Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra

+ phương pháp kiểm tra quản lý hoạt động kiểm tra + Tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra

+ Cơ sở vật chất phục vụ quản lý hoạt động kiểm tra + Kết quả kiểm tra

M

P N

T C

K

Hình 6: Sơ đồ việc quản lý các thành tố.

Trong đó: M: Mục tiêu N: Nội dung T: Tổ chức P: phương pháp C: Cơ sở vật chất K: Kết quả 2.6.2. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học:

Như trên đã trình bày về vị trí, vai trò của quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ nói chung và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học nói riêng là rất quan trọng. Công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường

Tiểu học trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đang thực hiện "đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học lại càng có ý nghĩa quan trọng.

Phòng giáo dục huyện với chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục Tiểu học thì việc quản lý trực tiếp các trường Tiểu học nói chung và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ của các nhà trường là chức trách của phòng giáo dục. Vấn đề đặt ra ở đây là, do vị trí, vai trò rất lớn của công tác kiểm tra nội bộ trường học trong giai đoạn hiện nay như đã trình bày ở phần trên thì đối với quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thực tế đã chứng minh rằng: dù các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên của các nhà trường có tổ chức thanh tra, kiểm tra đạt kế hoạch đề ra thì từ 2 - 3 năm mới thanh tra, kiểm tra toàn diện được 1 trường. Vì vậy, nếu các trường học không tổ chức làm tốt công tác kiểm tra nội bộ thì chất lượng và hiệu quả sẽ có rất nhiều vấn đề bị ảnh hưởng. Những vấn đề mất dân chủ, kỷ cương, mất nề nếp sẽ không được ngăn chặn đẩy lùi. Chính vì lý do đó với chức năng quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học thì phòng giáo dục coi việc quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học là một đối tượng quan trọng trong công tác quản lý của phòng giáo dục.

Trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo, những biện pháp quản lý hoạt động KHNBTH là rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcTiểu học. Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học có liên quan ảnh hưởng, bổ xung lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản lý đề ra.

Chương II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG TIỂU

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w