3 1.1 Vài nét về tình hình phát triển giáo dụcTiểu học ở huyện Yên Lạc:
1.2.2. Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung của hoạt động KTNB trường Tiểu học:
Để đánh giá mức độ cần thiết của nội dung KTNB trường Tiểu học cần căn cứ vào giá trị thực tiễn của nó. Giá trị thực tiễn của nội dung được thể hiện ở khả năng ứng dụng vào thực tiễn quản lý của người quản lý, xác định ý nghĩa của nó đối với người quản lý,
Mức độ cần thiết được đánh giá theo 4 mức độ: + Rất cần thiết: Cho từ 9 – 10 điểm + Cần thiết: Cho từ 7 – 8 điểm + Bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Chưa cần thiết: Cho dưới 5 điểm Mức độ thực hiện được đánh giá theo 4 mức độ:
+ Thực hiện tốt: Cho từ 9 – 10 điểm + Thực hiện khá tốt: Cho từ 7 – 8 điểm +Thực hiện bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Thực hiện chưa tốt: Cho dưới 5 điểm
Kết quả điều tra mức độ cần thiêt và mức độ thực hiện vận dụng vào công tác quản lý của hiệu trưởng trường Tiểu học được thể hiện ở 2 bảng sau:
Bảng 2: Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung hiệu
trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học
TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Điể m Điểm TB Thứ bậc Điểm Điể m TB Thứ bậc 1 Kiểm tra việc lập kế hoạch 946 9,46 1 886 8.86 1 2 Kiểm tra việc t/c thực hiện KH 933 9,33 2 866 8.66 2 3 Kiểm tra việc thực hiện công tác XHH 900 9,00 4 813 8,13 4 4 Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định 920 9,20 2 840 8,40 3 5 Kiểm tra việc quản lý nhân sự 840 8,40 6 766 7,66 7 6 Kiểm tra các khoản thu, chi tài chính 840 8,40 8 773 7,73 5 7 Kiểm tra việcbảo quản, mua sắm, làm thêm CSVC trang thiết bị 840 8,40 8 773 7,73 5 8 Kiểm tra việc học thêm, dạy thêm 886 8,86 8 660 6,60 8 9 Kiểm tra việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ 886 8,86 6 660 6,60 8 10 Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo
900 9,00 4 660 6,60 8
Kết quả bảng 2 cho thấy các nội dung hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học được khẳng định là cần thiết đối với cán bộ quản lý các trường Tiểu học tuy nhiên ở mức độ khác nhau. Các nội dung được đa số các đồng chí đánh giá là cần thiết bao gồm:
- Kiểm tra việc lập kế hoạch
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch - Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định - Kiểm tra việc thực hiện công tác XHH - Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Các nội dung được đa số các đồng chí quản lý đánh giá là tương đối cần thiết bao gồm:
- Kiểm tra việc quản lý nhân sự
- Kiểm tra việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ - Kiểm tra việc quản lý thu, chi tài chính
- Kiểm tra việc bảo quản, mua sắm, làm thêm CSVC trang thiết bị.
- Kiểm tra việc học thêm, dạy thêm
Mức độ thực hiện các nội dung hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý được đánh giá theo 4 mức độ: Thực hiện tốt, thực hiện khá tốt, thực hiện bình thường, thực hiện chưa tốt. Đa số các đồng chí xếp theo các nội dung có mức độ thực hiện tốt là:
-Kiểm tra việc lập kế hoạch
-Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch -Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định -Kiểm tra công tác xã hội hoá giáo dục
Các nội dung mà các đồng chí đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường đó là:
-Kiểm tra các khoản thu, chi
-Kiểm tra bảo quản, mua sắm trang thiết bị, CSVC -Kiểm tra việc quản lý nhân sự
-Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm
-Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Những phân tích định lượng từ bảng 1 cho phép ta nêu ra những nhận xét sau:
Phần lớn các nội dung hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý đều được các đồng chí quản lý Tiểu học đánh giá là cần thiết, thiết thực cho công tác quản lý trường học mà họ đã và đang thực thi.Tuy nhiên ở mức độ thực hiện thì còn một số nội dung thực hiện đang ở mức bình thường điều này cho ta thấy điều kiện và trách nhiệm để thực hiện các nội dung ấy còn hạn chế.
Từ thực trạng trên cho ta khẳng định rằng mức độ cần thiết và mức độ thực hiện có quan hệ tương đồng. Tuy nhiên chúng không thống nhất với nhau. Phần lớn các nội dung được đánh giá là cần thiết thì cũng được đánh giá là thực hiện ở mức độ tốt.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng cần chú ý đến bồi dưỡng tinh thần và trách nhiệm cũng như trong quản lý công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng cần đưa ra được những quy trình kiểm tra phù hợp để khắc phục những vấn đề yếu kém .
Bảng 3: Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung
hiệu trưởng kiểm tra giáo viên
TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Điểm Điểm TB Thứ bậc Điểm Điểm TB Thứ bậc 1 Kiểm tra việc thực hiện chương
trình giáo dục 967 9,67 1 950 9,50 1
2 Kiểm tra việc tham gia công tác
phổ cập giáo dục 733 7,33 6 700 7,00 6
3 Kiểm tra công tác bồi dưỡng, tự
bồi dưỡng 933 9,33 2 900 9,00 2
4 Kiểm tra việc thực hiện nghĩa
vụ công dân của giáo viên 833 8,33 5 900 9,00 2 5 Kiểm tra việc giữ gìn phẩm
chất, danh dự, uy tín của giáo viên
6 Kiểm tra việc phối hợp với các lực lượng giáo dục
883 8,83 4 867 8,67 5
Từ kết quả ở bảng 3 cho ta thấy phần lớn các nội dung hiệu trưởng kiểm tra giáo viên hầu hết được các đồng chí giáo viên Tiểu học cho là cần thiết.
+ Những nội dung cho là cần thiết bao gồm: - Kiểm tra thực việc hiện chương trình - Kiểm tra công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng - Kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín
+ Những nội dung được đánh giá tương đối cần thiết bao gồm:
- Kiểm tra việc tham gia công tác phổ cập giáo dục - Kiểm tra việc phối hợp với các lực lượng giáo dục
Mức độ thực hiện các nội dung hiệu trưởng kiểm tra giáo viên phần lớn các nội dung đều được đánh giá là thực hiện tốt bao gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục -Kiểm tra công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng - Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ công dân
Một số nội dung được các đồng chí đánh giá là thực hiện tương đối tốt bao gồm:
- Kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín - Kiểm tra việc tham gia công tác phổ cập
- Kiểm tra phối hợp với các lực lượng giáo dục
Những phân tích định lượng từ bảng 3 cho ta nêu ra những nhận xét sau:
Phần lớn các nội dung hiệu trưởng kiểm tra giáo viên đều được các đồng chí giáo viên Tiểu học thừa nhận là cần thiết tuy mức độ có khác nhau song các nội dung ấy đều thiết thực góp phần cho công tác giảng dạy, giáo dục của họ ở các trường học; đồng thời chúng ta cũng thấy mức độ thực hiện các nội dung là thấp hơn so với mức độ cần thiết, có một số nội dung ở mức thực
hiện tương đối tốt điều này cũng chứng tỏ công tác kiểm tra giáo viên ở một số nội dung theo yêu cầu chưa được các đồng chí quản lý quan tâm đúng mức.
Từ thực trạng trên cho ta rút ra một nhận định là muốn nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giáo viên cần có những quy trình quản lý chặt chẽ công tác kiểm tra giáo viên của hiệu trưởng các trường Tiểu học, có như vậy việc kiểm tra giáo viên mới có nề nếp tránh được hình thức, giúp cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung hiệu trưởng kiểm tra cán bộ, nhân viên (hiệu phó, hành chính, thư viện, thí nghiệm, y tế…)
Mức độ cần thiết được đánh giá theo 4 mức độ: + Rất cần thiết: Cho từ 9 – 10 điểm + Cần thiết: Cho từ 7 – 8 điểm + Bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Chưa cần thiết: Cho dưới 5 điểm Mức độ thực hiện được đánh giá theo 4 mức độ:
+ Thực hiện tốt: Cho từ 9 – 10 điểm + Thực hiện khá tốt: Cho từ 7 – 8 điểm +Thực hiện bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Thực hiện chưa tốt: Cho dưới 5 điểm
Bảng 4: Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung hiệu trưởng
kiểm tra cán bộ, nhân viên (hiệu phó, hành chính, thư viện, thí nghiệm, y tế…)
TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Điểm Điểm TB Thứ bậc Điểm Điểm TB Thứ bậc 1 Việc chấp hành kỷ luật lao động 983 9,83 2 916 9,16 1 2 Việc thực hiện chế độ công tác,
sinh hoạt 916 9.16 4 883 8,83 2
3 Việc thực hiện chế độ, chính
sách pháp luật 934 9.34 3 883 8,83 2
4 Chất lượng hiệu quả công việc
5 Kết quả học tập, tự bồi dưỡng 883 8,83 5 800 8,00 5
Kết quả bảng 4 cho ta nhận thấy phần lớn các nội dung hiệu trưởng kiểm tra cán bộ, nhân viên đều là cần thiết và liên quan đến công việc mà họ phải hoàn thành. Tuy nhiên từng nội dung cũng có mức độ khác nhau. Những nội dung mà cán bộ nhân viên cho là cần thiết bao gồm:
- Chất lượng hiệu quả công việc được giao - Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động -Việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật
-Kiểm tra việc thực hiện chế độ công tác, sinh hoạt
Những nội dung mà cán bộ, nhân viên cho rằng đang ở mức độ bình thường bao gồm:
-Kiểm tra tự học, tự bồi dưỡng
Về mức độ thực hiện hầu hết các đồng chí đều đánh giá mức độ thực hiện còn thấp hơn mức độ cần thiết và giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện có sự tương đồng với nhau song cũng không phải là thống nhất với nhau chẳng hạn về nội dung kiểm tra hiệu quả công việc được giao đa số cho rằng là rất cần thiết nhưng mức độ thực hiện lại còn bình thường. Từ đó cho ta thấy thực tiễn việc kiểm tra chất lượng và hiệu quả công việc trong quản lý còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và kiểm tra chất lượng hiệu quả công việc của cán bộ, nhân viên nói riêng thì phải có biện pháp cụ thể và quy trình quản lý chỉ đạo cho phù hợp hơn.
Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện việc hiệu trưởng kiểm tra các nội dung hoạt động của các tổ chức trong nhà trường.
Mức độ cần thiết được đánh giá theo 4 mức độ: + Rất cần thiết: Cho từ 9 – 10 điểm
+ Cần thiết: Cho từ 7 – 8 điểm + Bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Chưa cần thiết: Cho dưới 5 điểm Mức độ thực hiện được đánh giá theo 4 mức độ:
+ Thực hiện tốt: Cho từ 9 – 10 điểm + Thực hiện khá tốt: Cho từ 7 – 8 điểm +Thực hiện bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Thực hiện chưa tốt: Cho dưới 5 điểm
Bảng 5: Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện việc hiệu trưởng kiểm tra các nội dung hoạt động của các tổ chức trong nhà trường.
TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Điểm Điểm TB Thứ bậc Điểm Điểm TB Thứ bậc 1 Kiểm tra việc lập kế hoạch 950 9,50 3 917 9,17 1 2 Kiểm tra việc t/c thực hiện KH 887 8,87 5 867 8,67 3 3 Kiểm tra hồ sơ, sổ sách 950 9,50 3 833 8,33 4 4 Kiểm tra nề nếp sinh hoạt 865 8,65 6 902 9,02 2 5 Kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ 852 8,52 7 816 8,16 5 6 K.tra chỉ đạo phong trào học tập 983 9,83 1 800 8,00 6 7 Kiểm tra chất lượng dạy và học 983 9,83 1 767 7,67 7
Kết quả bảng 5 cho ta thấy hầu hết các nội dung hiệu trưởng kiểm tra các tổ chức trong nhà trường là cần thiết đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức. Tuy nhiên về mức độ cũng có sự khác nhau. Những nội
dung mà anh, chị em đứng đầu các tổ chức trong các trường Tiểu học cho là cần thiết bao gồm:
-Kiểm tra chỉ đạo phong trào học tập -Kiểm tra chất lượng dạy và học -Kiểm tra việc lập kế hoạch - Kiểm tra hồ sơ sổ sách
Một số nội dung mà anh, chị em vẫn cho rằng tương đối cần thiết đó là: -Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch
-Kiểm tra nề nếp sinh hoạt -Kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ
Về mức độ thực hiện qua kết quả bảng này cho ta thấy có sự không tương đồng với mức độ cần thiết. Một số nội dung mà mức độ cần thiết được xem là rất cần thiết như kiểm tra chỉ đạo phong trào họ tập, kiểm tra chất lượng dạy và học, kiểm tra hồ sơ sổ sách thì ở mức độ được đánh giá là thực hiện chưa tốt điều này không có gì là mâu thuẫn và do vậy cho chúng ta thấy một điều thực tế là trong quá trình tổ chức thực hiện việc hiệu trưởng kiểm tra các tổ chức trong nhà trường còn dừng lại ở hình thức, kiểm tra mang tính chất máy móc chưa thực sự chú trọng vào những nhiệm vụ trọng tâm của từng tổ chức để có những giải pháp kiểm tra hữu hiệu và như vậy việc đánh giá , xếp loại các tổ chức đôi khi thiếu khách quan và thiếu chính xác. Đây là một hạn chế rất lớn trong việc kiểm định chất lượng giáo dục nói chung hiện nay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả và lợi ích của việc kiểm tra các tổ chức trong nhà trường cần có những quy trình kiểm tra cụ thể và có những quy trình quản lý kiểm tra khoa học, để đảm bảo cho công việckiểm tra của các hiệu trưởng các trườngTiểu học được diễn ra thường xuyên và mang lại giá trị đích thực đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng phong trào giáo dục.
Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung kiểm tra việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Mức độ cần thiết được đánh giá theo 4 mức độ: + Rất cần thiết: Cho từ 9 – 10 điểm + Cần thiết: Cho từ 7 – 8 điểm + Bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Chưa cần thiết: Cho dưới 5 điểm Mức độ thực hiện được đánh giá theo 4 mức độ:
+ Thực hiện tốt: Cho từ 9 – 10 điểm + Thực hiện khá tốt: Cho từ 7 – 8 điểm +Thực hiện bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Thực hiện chưa tốt: Cho dưới 5 điểm
Bảng 6: Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung
kiểm tra việc học tập và rèn luyện của học sinh.
TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Điểm Điểm TB Thứ bậc Điểm Điểm TB Thứ bậc 1 Kiểm tra việc chấp hành nội
quy của nhà trường 917 9,17 3 940 9,40 2
2 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ học tập 984 9,84 1 967 9,67 1
3 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ rèn luyện đạo đức 950 9,50 2 933 9,33 3 4 Kiểm tra việc rèn luyện thân
thể, vệ sinh cá nhân 834 8,34 4 800 8,00 4 5 Kiểm tra việc giữ gìn và bảo vệ
của công 834 8,34 4 767 7,67 6
6 Kiểm tra việc tham gia các hoạt
động tập thể 833 8,33 5 783 7,83 5
Kết quả bảng 6 cho ta thấy hầu hết các nội dung hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện học tập và rèn luyện của học sinh được các em cho là cần thiết.
Tuy nhiên mức độ có khác nhau. Một số nội dung mà các em cho là cần thiết đó là:
-Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập -Kiểm tra việc thực hiện rèn luyện đạo đức -Kiểm tra việc chấp hành nội quy nhà trường
Một số nội dung mà các em còn ở mức độ bình thường như: