Phân biệt các khái niệm thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ:

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 79 - 81)

2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1 Quản lý, quản lý giáo dục.

2.5.2.Phân biệt các khái niệm thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ:

Trong thực tiễn giáo dục thường tồn tại hai hoạt động: Kiểm tra nội bộ trường học, và thanh tra giáo dục. Cần phân biệt hai hoạt động này và tìm ra mối liên hệ giữa chúng:

a. Giống nhau:

- Mục đích: Cả hai đều đi sâu kiểm tra, theo dõi các hoạt động giảng

dạy và giáo dục để giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Chức năng: Đều tạo lập kênh thông tin phản hồi trong QLGD.

- Nội dung công việc: Về thực chất đều là hoạt động kiểm tra đánh giá.

b. Khác nhau: Về các mặt tính chất (Chủ yếu là tư cách pháp nhân), tổ chức, hoạt động, đối tượng và cách xử lý cũng có những nét khác nhau.

Các mặt hoạt động trên có sự thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Trong thực tiễn QLGD cần nắm và phân biệt được mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù.

Tuy nhiên kiểm tra nội bộ và thanh tra giáo dục có mối quan hệ với nhau:

Kiểm tra nội bộ cung cấp thông tin tin cậy cho thanh tra giáo dục, thanh tra giáo dục sử dụng số liệu, kết luận, đánh giá của kiểm tra nội bộ - đó là những cứ liệu cần thiết quan trọng của hoạt động thanh tra giáo dục; Đồng thời thanh tra giáo dục lại cung cấp những nội dung và chuẩn mực đánh giá làm chỗ dựa để kiểm tra nội bộ tiến hành có chất lượng và hiệu quả.

Bảng so sánh

Nét khác nhau

Thanh tra giáo dục Kiểm tra nội bộ

Tính chất

- Hành chính, pháp chế nhà nước

- Kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới.

- Các kết luận mang tính pháp lý cao

Có tính chất tổ chức QL trong nội bộ là chủ yếu

- Là một chức năng tất yếu và thường xuyên của quá trình quản lý.

- Các kết luận mang tính chất nội bộ là chủ yếu song vẫn mang tính pháp lý.

Tổ chức

Là hệ thống tổ chức Nhà nước do pháp luật quy định, cấp trên bổ nhiệm có tính ổn định, gồm 3 cấp : Sở , Bộ , Phòng

-Do thủ trưởng cơ quan trực tiếp quyết định thành lập, tổ chức thực hiện, hoặc uỷ quyền.

Tổ chức không ổn định

Hoạt động

Tuân theo pháp luật, theo quy chế không ai được can thiệp trái luật vào hoạt động TT. Hoạt động từ ngoài hệ

Thực hiện theo kế hoạch của nhà quản lý (kế hoạch nội bộ).

Đối tượng

Các cơ quan, tổ chức cá nhân cấp dưới với những công việc và hoạt động mà họ đảm nhiệm.

Tập thể, cá nhân trong nội bộ với các công việc, hoạt động và mối quan hệ của họ.

Xử lý Các kết luận mang tính hiệu lực pháp lý Nhà nước buộc đối tượng phải chấp hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các quyết định mang tính hiệu lực nội bộ:

Có quyền đề nghị khen thưởng, kỷ luật và đình chỉ hoạt động khi cần thiết

Giúp đỡ, sửa chữa, uốn nắn

đỡ nội bộ

- Các hình thức khen thưởng và trách phạt biểu dương người tốt việc tốt trong nội bộ.

2.6. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học:2.6.1. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ:

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 79 - 81)