Phương pháp kiểm tra nội bộ trườngTiểu học.

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 78)

2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1 Quản lý, quản lý giáo dục.

2.4.5.Phương pháp kiểm tra nội bộ trườngTiểu học.

Có thể phân chia kiểm tra thành 2 loại: Kiểm tra sửa chữa và kiểm tra phòng ngừa.

*Kiểm tra sửa chữa, là quá trình xem xét những hoạt động đã diễn ra thực tế, phát hiện những lệch lạc, sai sót, xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục không để các sai phạm đó diễn ra trong giai đoạn sau.

*Kiểm tra phòng ngừa, là kiểm tra trước các hoạt động để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những lệch lạc, thiếu sót, và sai phạm có thể diễn ra trong thực tế.

Việc kiểm tra phòng ngừa có ý nghĩa tích cực và quan trọng, nó giúp cho hệ thống đạt tới mục tiêu dự kiến với hiệu quả cao.

Người quản lý cần xác định được một hệ thống những biện pháp kiểm tra phù hợp cho đơn vị cụ thể của mình.

Từ đặc điểm của 2 loại kiểm tra, ta có các nhóm phương pháp kiểm tra như sau:

- Nhóm phương pháp kiểm tra trước hoạt động: Để xác định những yếu tố đầu vào có bảo đảm điều kiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra không; khi phát hiện những sai lệch hoặc thiếu so với yêu cầu cần có kiến nghị điều chỉnh.

- Nhóm phương pháp kiểm tra uốn nắn bao gồm 2 hoạt động cụ thể như kiểm tra trước hoạt động để điều chỉnh các mức chỉ tiêu cụ thể so với các điều kiện có ban đầu và kiểm tra quá trình biến đổi để phát hiện thực tế hoạt động của các đối tượng và có quyết định điều chỉnh hợp lý.

- Nhóm phương pháp kiểm tra sàng lọc. Đó là hình thức kiểm tra lại việc thực hiện các kiến nghị trong các đợt kiểm tra trướcđó. Nếu phát hiện cá nhân hay tổ chức không sửa chữa, khắc phục những kiến nghị đã nêu và xét thấy có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống, người kiểm tra có thể quyết định đình chỉ hoặc loại bỏ những hoạt động đó để đảm bảo chất lượng của kết quả cuối cùng.

- Kiểm tra kết quả (hay kiểm tra sau hoạt động) là nhằm đánh giá nghiệm thu sản phẩm cuối cùng so với mục tiêu. Kiểm tra để giúp cho việc rút kinh nghiệm sau một quá trình thực hiện. Những kết quả này sẽ là căn cứ để điều chỉnh kịp thời những hoạt động tiếp theo hoặc điều chỉnh một quá trình quản lý sau đó.

4 nhóm kiểm tra này không thể thay thế cho nhau mà chúng bổ sung, hỗ trợ nhau để tăng cường tính phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót trong toàn hệ thống.

Kiểm tra Kiểm tra Thông tin ngược uốn nắn sàng lọc Thông tin điều chỉnh

Đầu vào Quá trình Đầu ra biến đổi

Kiểm tra trước Kiểm tra hoạt động kết quả

Hình 4: Hệ thống kiểm tra phòng ngừa trong quá trình quản lý.

Chúng ta có thể chọn các phương pháp KTNBTH sau đây: + Phương pháp kiểm tra hoạt đông giảng dạy của giáo viên:

- Dự giờ( có lựa trọn, theo đề tài, nghiên cứu phối hợp một số lớp, dự cả buổi, dự có mục đích và mời chuyên gia cùng dự…

- Xem xét, kiểm tra các tài liệu khác nhau: sổ sách, kế hoạch cá nhân(giáo án, kế hoạch chương, lịch giảng dạy…)

- Đàm thoại với giáo viên( về thực hiện chương trình, phương pháp , sự chuyên cần và tiến bộ của học sinh…)

+ Phương pháp kiểm tra chất lượng kiến thức, kỹ năng của học sinh: - Kiểm tra nói, viết, thực hành.

- Nghiên cứu và phân tích vở của học sinh.

- Kiểm tra kỹ năng học sinh trong việc làm bài tập, thực hành, lao động. + Phương pháp kiểm tra quá trình giáo dục học sinh trong các giờ lên lớp:

- Học sinh thực hiện các quy tắc, các hành vi, kỷ luật trong giờ học, chuẩn bị giờ học, sự chuyên cần, tính cẩn thận, nền nếp học tập…

- Trình độ được giáo dục thẩm mỹ, thể chất, giữ gìn lớp học, nền nếp trực nhật…

Trong những năm gần đây, phòng giáo dục Yên Lạc đã có nhiều cố gắng khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học nói riêng để đổi mới nội dung, phương pháp, tăng cường các hoạt động thực tiễn bám sát nhiệm vụ năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học trên địa bàn toàn huyện.

Phòng giáo dục Yên lạc đã có được một đội ngũ cán bộ chuyên viên đã từng là quản lí các trường Tiểu học, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với công tác kiểm tra nội bộ trường học, phần lớn họ là những cán bộ quản lý trường học, chuyên viên phòng giáo dục, giáo viên giỏi các trường Tiểu học được bồi dưỡng, tập huấn và thực hành công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Kết hợp chặt chẽ việc bồi dưỡng với hoạt động thực tiễn ở các nhà trường. Việc tổ chức hoạt động thực tiễn tại các nhà trường là tạo ra môi trường để những người tham gia vào công tác kiểm tra nội bộ trường học có điều kiện rèn luyện năng lực, phẩm chất để đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng được xác định với các thành tố cơ bản đó là:

- Xác định mục tiêu của hoạt động KTNBTH - Xác định nội dung KTNBTH

- Xác định phương pháp - hình thức thực hiện hoạt động KTNBTH - Xác định phương tiện - CSVC sư phạm của hoạt động KTNBTH - Xác định kết quả đạt được của hoạt động KTNBTH

Trên cơ sở đó, phòng giáo dục với chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, thực hiện quản lý toàn vẹn hoạt động kiểm tra nội bộ các trường Tiểu học. Vì vậy, đã rất quan tâm đến quản lý các nhân tố trên tức là quản lý mục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, quản lý phương tiện - CSVC, quản lý dánh giá kết quả.

Có thể sơ đồ hoá việc quản lý các thành tố trong quá trình hoạt động KTNBTH của phòng giáo dục Yên Lạc như sau:

M

P N

T C

K

Hình5: sơ đồ việc quản lý các thành tố.

M: Mục tiêu giáo dục . C: Cơ sở vật chất sư phạm. N: Nội dung giáo dục. T: Tổ chức.

P: Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. K: Kết quả giáo dục

Đây là quá trình khép kín, trong đó các thành tố có liên quan và ảnh hưởng với nhau, yếu tố này làm tiền đề cho yếu tố kia. Nhìn chung quá trình hoạt động KTNBTH nói chung và hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học trên địa bàn huyện Yên Lạc phù hợp với quy luật chung của công tác kiểm tra đồng thời nó cũng đã phản ánh tính đặc thù của công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học.

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 78)