2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1 Quản lý, quản lý giáo dục.
2.3.3. Các loại kiểm tra trong quản lý:
Căn cứ vào chủ đề quản lý khi tiến hành kiểm tra có thể xác định các loại kiểm tra theo nguồn khác nhau như:
*Kiểm tra của cấp trên và bên ngoài hệ thống. Đó là kiểm tra được thực hiện do những người lãnh đạo cấp trên và bên ngoài đối với các cơ sở.
Trong giáo dục loại kiểm tra này thường là kiểm tra do Phòng, Sở, hoặc Bộ GD & ĐT thực hiện. Do đó, để tránh phiền hà cho cơ sở các cơ quan quản lý trực tiếp ở các cơ sở cần có kế hoạch chủ động kết hợp các cơ quan cấp trên và bên ngoài hệ thống có nhu cầu kiểm tra cùng triển khai thực hiện.
Kiểm tra của cấp trên có tính hành chính pháp chế cao, kết luận của loại kiểm tra này thường thể hiện sự đánh gía của Nhà nước đối với đơn vị. Tuy nhiên, kiểm tra của cấp trên trực tiếp trong cùng một hệ thống thường nhằm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đang thực hiện thì loại kiểm tra này có tính chất giám sát phát hiện những ưu điểm và những tồn tại để có những quyết định điều chỉnh phù hợp cần thiết.
* Kiểm tra của thủ trưởng. Đó là kiểm tra của chủ thể quản lý theo chức năng nhiệm vụ để đánh giá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở họăc đánh giá cán bộ trong đơn vị.
Kiểm tra của hiệu trưởng trong trường Tiểu học được gọi là kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra này cũng có tính chất hành chính pháp chế Nhà nước.Tuy nhiên, tính chất này thể hiện trong một phạm vi hẹp của một đơn vị. Những kết luận của hiệu trưởng trong việc kiểm tra đối với các giáo viên được sử dụng làm căn cứ tham khảo trong các đợt kiểm tra, thanh tra của cấp trên.
*Kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội. Theo hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như giám sát việc thực hiện các quyết định đối với thủ trưởng và các bộ phận giúp việc trong đơn vị.
*Tự kiểm tra, đó là quá trình tự xem xét, đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động của từng cá nhân trong tổ chức.
Một trong những mục đích quan trọng của quản lý là biến quá trình kiểm tra thành việc tự kiểm tra của từng cá nhân trong tổ chức. Mỗi đơn vị nếu kết hợp tốt các nguồn kiểm tra khác nhau sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của đơn vị mình.