Quảnlý giáo dục.

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 60 - 62)

2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1 Quản lý, quản lý giáo dục.

2.2. Quảnlý giáo dục.

Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm đeo đuổi những mục đích của mình. Chỉ có con người mới có khả năng thể hiện cái nguyên mẫu lý tưởng của tương lai được thể hiện trong mục đích đang ở trạng thái khả năng sang trạng thái hiện thực. Chúng ta biết rằng mục đích giáo dục cũng là mục đích của quản lý, đây là mục đích có tính khách quan. Nhà quản lý cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, v.v… bằng hành động của mình hiện thực hoá mục đích đó trong hiện thực. Cũng như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác nhau:

Trong cuốn sách "con người trong quản lý xã hội " của viện sĩ A.G.Afanaxep, ông phân chia xã hội thành 3 lĩnh vực, lĩnh vực chính trị xã hội, văn hoá tư tưởng, kinh tế. Từ 3 lĩnh vực đó, ông đưa ra 3 loại quản lý: quản lý chính trị xã hội; quản lý văn hoá tư tưởng và quản lý kinh tế [32 ;tr. 97]. Như vậy quản lý giáo dục được xem như là một bộ phận nằm trong quản lý văn hoá - tư tưởng.

Trong cuốn sách "Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục ", M.I.Cônđakôv viết: quản lý nhà trường (công việc nhà trường ) là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức có khoa học và có hướng chủ thể, quản lý trên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu của xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học thế hệ trẻ đang lớn lên [34 ; tr.94].

Trong cuốn "quản lý, giáo dục quốc dân ở địa bàn huyện, quận" Khuđômninsky (Liên Xô cũ) đã viết: " quản lý có khoa học hệ thống giáo dục có thể định nghĩa như là sự tác động của hệ thống, có kế hoạch, ý thức và

hướng đích của chủ thể quản lý ở cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ bộ đến các trường, các cơ sở giáo dục khác) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục xã hội chủ nghĩa thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực tâm lý nhi đồng, thiếu niên và thanh niên " [37; tr.50].

Theo giáo sư Phạm Minh Hạc: "quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh ". [10; tr.13].

"Quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy và học tức là đưa hoạt động đó từ trạng thái này đến trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục" [10;tr.34].

Quản lý giáo dục tức là hoạt động điều khiển quá trình giáo dục, quản lý các điều kiện (vật lực, tài lực, nhân lực).

Theo Phó giáo sư tiến sĩ Trần Kiểm chúng ta có thể đưa ra các quan niệm về quản lí giáo dục ở hai cấp độ: Vĩ mô và cấp vi mô.

Đối với cấp vĩ mô:

- Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là một nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.

- Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trội (emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động.

- Cũng có một quan niệm khác: Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, … một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục ( nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

Đối với cấp vi mô:

- Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý, đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Hoặc cũng có thể có quan niệm: Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục( được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh với sự tác động hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Dù ở cấp độ nào chúng ta cũng thấy rõ bốn yếu tố của quản lý giáo dụcđó là: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý, bốn yếu tố này tạo thành một sơ đồ logic của quản lý:

Chủ Đối

thể tượng Mục tiêu

quản quản quản lý

lý lý

Một phần của tài liệu :“ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w