phòng giáo dục
1- Cơ sở định hướng đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học nội bộ trường Tiểu học
Như chương II của luận văn mà chúng tôi đã đánh giá, hoạt động KTNB trường Tiểu học và quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học có những mặt mạnh, mặt hạn chế nhất định cần tiến tới hoàn chỉnh mô hình về hoạt động KTNB trường Tiểu học và xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học, nhằm đáp ứng mục tiêu giữ gìn kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động KTNB trường Tiểu học, hiệu quả quản lý HĐKTNB trường Tiểu học ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học hữu hiệu nhất.
Các biện pháp quản lý đó nhằm tác động tới các nhà quản lý và đối tượng của nhà quản lý để thực hiện các mục tiêu chất lượng giáo dụcTiểu học.
Mức độ hiệu quả của các biện pháp quản lý phụ thuộc vào tính chất phù hợp của các biện pháp với cơ sở khoa học của các chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc quản lý, với trình độ vận dụng chúng của các nhà quản lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo dục của huyện. V.I - Lênin đã chỉ thị :"Không thể nào quản lý, nếu không có tri thức khoa học quản lý","Muốn quản lý phải thông thạo, am hiểu công việc". Trong công tác quản lý cần sử dụng nhiều các biện pháp quản lý, trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nên chọn những biện pháp nào là chính, biện pháp nào là bổ trợ, không nên dùng một biện pháp duy nhất.
Trải qua những năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục nước ta được mở rộng và phát triển. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Cụ thể đã và đang đa dạng hoá các hình thức và phương thức giáo dục nước ta còn bộc lộ những yếu kémvề nhiều mặt "chất lượng giáo dục đại trà ở các cấp học còn thấp, hiệu quả giáo dục chưa cao, một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Nguyên nhân của sự yếu kém thuộc quản lý giáo dục"Trong thời kỳ đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Ngành giáo dục chậm đề ra phương hướng chiến lược và các chính sách vĩ mô để sử lý đúng, một số mối tương quan lớn trong giáo dục như: cung - cầu; chi phí - lợi ích, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng; giữa đa dạng hoá các loại hình và tăng cường kiểm tra kiểm soát để bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Công cụ quản lý quan trọng là hệ thống văn bản pháp quy chưa được hoàn
chỉnh kịp thời,.năng lực cán bộ quản lý giáo dục chưa theo kịp thực tiễn phát