Vấn đề toàn cầu hoá tác động đến môi trường ở Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 54 - 57)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

2.9.2.Vấn đề toàn cầu hoá tác động đến môi trường ở Lâm Đồng

Đối với Lâm Đồng là một tỉnh miền núi cần có những nỗ lực mạnh mẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những vấn đề toàn cầu hoá tác động đến môi trường. Các vấn đề nổi cộm hiện nay là:

- Quá trình toàn cầu hoá đã làm tăng thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, càng làm tăng sức ép tới môi trường. Sự khai thác của người giàu làm tăng sức ép lên người nghèo (ô nhiễm, chất thải, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường). Người giàu gây sức ép tới môi trường do sử dụng vật chất thái quá và thói quen sống gây ô nhiễm môi trường. Người nghèo gây sức ép bằng cách khai thác tất cả những gì có thể để tồn tại.

- Tình trạng thoái hoá đất đai ở những vùng đất dốc, vùng có độ che đất thấp.

- Tình trạng ô nhiễm nước, nhất là ở vùng hạ lưu các sông do nước thải của các cơ sở sản xuất, sinh hoạt chưa được xử lý, thải trực tiếp ra sông, việc khai thác bừa bãi không đúng kỹ thuật làm cạn kiệt và ô nhiễm nước ngầm.

- Cung cấp thiếu nước sạch, công tác thu gom, xử lý và đổ thải các loại rác sinh hoạt và công nghiệp còn kém, chất lượng không khí suy giảm, lượng rác thải được giải quyết còn thấp so với lượng phát sinh.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp, trong đó nổi lên vấn đề xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi, khí thải, tiếng ồn.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém, sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trừ sâu trong nông nghiệp, xử lý chưa tốt khí thải và chất thải từ các làng nghề, thiếu nguồn nước hợp vệ sinh để cung cấp cho sinh hoạt;

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có chính sách giúp đỡ doanh nghiệp đầu tư và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường lao động như nhiều khu vực sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, độc hại; Cải thiện chất lượng môi trường đô thị và nông thôn. Xây dựng quy hoạch về sử dụng đất nhằm giảm thiểu tình trạng suy giảm về độ che phủ rừng, thảm thực vật và chất lượng che phủ, suy giảm tính đa dạng sinh học.

Chương III

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 54 - 57)