Dự báo tốc độ phát triển ngành du lịch khi thực hiện quy hoạch phát triển ngành

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 48 - 50)

- Khu vực công nghiệpxây dựng 7,1 3,2 5,2 4,2 4,8 3,

2.8.2.Dự báo tốc độ phát triển ngành du lịch khi thực hiện quy hoạch phát triển ngành

2. Số lượng dự án du lịch tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm

2.8.2.Dự báo tốc độ phát triển ngành du lịch khi thực hiện quy hoạch phát triển ngành

phát triển ngành

2.8.2.1. Mục tiêu phát triển

Trên quan điểm phát triển du lịch là một hướng tạo đột phá của tỉnh; phát triển bền vững, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Mục tiêu phát triển ngành du lịch của tỉnh là:

- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển du lịch - dịch vụ du lịch theo hướng du lịch chất lượng cao và bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử. Tăng cường xúc tiến quảng bá phát triển du lịch.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển các loại hình du lịch có lợi thế như du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh, du lịch hội nghị - hội thảo, đi đôi với đẩy mạnh phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo; gắn phát triển du lịch với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc bản địa. Dự kiến đến năm 2020 sẽ thu hút khoảng 4-5 triệu lượt khách/năm đến du lịch tại Lâm Đồng, trong đó khách quốc tế khoảng15- 20%.

- Xây dựng và đưa vào khai thác các công trình trọng điểm về du lịch như Tuyền Lâm, Đan Kia - Đà Lạt, Đại Ninh và phát triển các khu du lịch hiện có của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có 15-20 khu, điểm tham quan được đầu tư, nâng cấp theo chủ đề để thu hút khách.

- Tăng cường BVMT tự nhiên và xây dựng môi trường văn hoá trong phát triển du lịch

2.8.2.2. Phương hướng cụ thể

a. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

- Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và các công trình phục vụ du lịch: ưu tiên đầu tư phát triển các khách sạn chất lượng cao (từ 2 sao trở lên) và khách sạn dạng villa, đầu tư các nhà và bãi đỗ xe cho từng cụm khách sạn.

- Đầu tư phát triển các loại hình sản phẩm có lợi thế so sánh như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo.

- Khẩn trương hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án du lịch trọng điểm: khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch Đan Kia - Đà Lạt, khu du lịch hồ Đại Ninh, khu du lịch Cam Ly - Măng Lin, khu văn hoá du lịch Lang Biang, khu du lịch Đambri, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia BiĐoup - Núi Bà, khu vui chơi giải trí Bà Huyện Thanh Quan, khu công viên và đô thị Đà Lạt, công viên Ánh Sáng...

- Tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử; phục hồi và phát triển các điểm trình diễn chương trình ca múa nhạc dân tộc; xây dựng các làng nghề truyền thống; bảo tồn và khôi phục những khu biệt thự cổ tại Đà Lạt,... thu hút và đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các dự án du lịch, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng, các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch, các khu vui chơi giải trí và khách sạn chất lượng cao.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ và lao động hiện đang công tác và phục vụ trong ngành du lịch, đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Mở rộng trường nghiệp vụ du lịch tại Đà Lạt để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ.

- Đầu tư phát triển chương trình ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch, đặc biệt là lĩnh vực lưu trú. Quản lý khách lưu trú qua mạng, đảm bảo tính chính xác, an toàn và không gây phiền hà cho du khách, vừa đảm bảo được những yêu cầu về trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

b. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, cao cấp, du lịch dưới tán rừng. Phát triển các loại hình du lịch đặc thù như du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Exhibition): du lịch khám phá thiên nhiên kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, trưng bày; du lịch nghiên cứu, đào tạo: du lịch kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao...

Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng. Khai thác các tuyến du lịch, chương trình liên kết phát triển du lịch khu vực,

chương trình liên kết với các hãng du lịch quốc tế; từng bước hình thành các tua du lịch quốc tế Thái Lan - Lào - Cam Pu Chia qua các cửa khẩu quốc tế ở Tây Nguyên và miền Trung.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 48 - 50)