Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Na

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 158 - 161)

- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ

12.2.8.2. Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Na

* Mục tiêu của định hướng bảo vệ nguồn nước lưu vực Đồng Nai bao gồm:

- Bảo đảm nguồn nước mặt, nước ngầm thoả mãn về lưu lượng và chất lượng nước mặt, nước ngầm phục vụ phát triển bền vững KT- XH, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và TNTN trong lưu vực.

- Bảo đảm các HST nước được bảo vệ, tạo điều kiện cho phát triển thuỷ sản, du lịch, bảo tồn đa dạng thuỷ sinh vật.

- Phát triển sự hợp tác chặt chẽ, đồng bộ giữa các địa phương trong lưu vực, các Bộ, ngành trong việc quản lý và sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm trong lưu vực.

* Các giải pháp thực hiện:

a. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống QLMT tổng hợp môi trường toàn lưu vực Đồng Nai

Hệ thống QLTH và BVMT các lưu vực nói chung và lưu vực Đồng Nai cần có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Tổng hợp, đánh giá các tài liệu về quy hoạch phát triển các Bộ, ngành ở các tỉnh trong lưu vực.

- Tổng hợp, đánh giá các tài liệu quan trắc các thành phần môi trường (đất, nước, tài nguyên sinh vật), từ các hệ thống quan trắc.

- Phân vùng quy hoạch môi trường cho toàn lưu vực.

- Tư vấn cho Chính Phủ về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước bề mặt và các HST trong lưu vực.

- Đánh giá, xây dựng và đề xuất các qui định BVMT, qui định sử dụng nguồn nước, các tiêu chuẩn chất lượng nước phù hợp cho điều kiện tự nhiên KT-XH ở lưu vực.

- Xem xét khả năng tác động của các dự án có khả năng tác động liên tỉnh của các Bộ, ngành, tỉnh để tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc đầu tư phát triển và QLMT.

- Xây dựng, đề xuất Chính Phủ các chiến lược và chính sách, dự án ưu tiên về QLTH trong lưu vực.

- Chỉ đạo các ngành khoa học và công nghệ, NN&PTNT, công thương, các Bộ, ngành, công ty trong QLMT toàn lưu vực.

b. Thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ QLMT, sử dụng hợp lý TNTN.

- Thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu/thông tin về các thành phần môi trường trong lưu vực.

Quản lý tổng hợp môi trường lưu vực bao gồm quản lý các thành phần tài nguyên đất, nước và sinh vật để tối ưu hoá việc sử dụng các thành phần này song song với duy trì chất lượng môi trường.

- Xây dựng hệ thống bản đồ cho toàn lưu vực

Trên quan điểm QLMT toàn lưu vực việc xây dựng một hệ thống bản đồ các thành phần MT là rất cần thiết. Tỉ lệ 1: 250.000 hoặc 1: 100.000 là phù hợp. Riêng các tỉnh có thể thành lập các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn. Chú ý đến các vùng nhạy cảm sinh thái.

c. Phân vùng khả năng sử dụng các thành phầu MT nước trong lưu vực Đồng Nai.

- Việc nghiên cứu phân vùng chất lượng nước là cần thiết nhằm xây dựng cơ sở để QLMT và sử dụng hợp lý nguồn nước trong lưu vực.

- Phân loại chất lượng nước, các tiêu chuẩn chất lượng và phân vùng chất lượng nước các sông lớn ở lưu vực Đồng Nai.

- Phân loại chất lượng các nguồn nước

Về mặt lý thuyết việc qui định chất lượng càng khắt khe thì độ an toàn đối với con người và sinh vật càng cao. Tuy nhiên do thực tế nhiều đoạn sông trong khu vực đã bị ô nhiễm trong khi Nhà nước chưa đủ kinh phí và công nghệ để giải quyết việc thoát và xử lý nước thải. Do đó một số đoạn sông phải chấp nhận tiêu chuẩn chất lượng nước cho phép ở một mức độ nhất định.

- Đề xuất phân vùng các nguồn nước trong lưu vực Đồng Nai d. Áp dụng mô hình hoá trong QLTH môi trường toàn lưu vực

Đề xuất phân vùng các nguồn nước trong lưu vực Đồng Nai.

đ. Thiết lập và hoạt động hệ thống quan trắc môi trường nước lưu vực Đồng Nai

Hầu hết các cơ sở sản xuất và KCN đều nằm ven các sông chính, chắc chắn là các nguồn gây ONMT lớn, cần được quan trắc, quản lý.

Cùng với phát triển công nghiệp, các tỉnh trong lưu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên nước. Theo quy hoạch phát triển nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai trên vùng thượng lưu sông La Ngà, Đồng Nai... hàng loạt công

trình thuỷ điện, hồ chứa (Đa Mi- Hàm Thuận, Đồng Nai 1, 2,3,4,5,6...) các công trình này không những gây tác động lớn đến tài nguyên sinh vật mà còn làm thay đổi chế độ thuỷ văn và chất lượng nước trong toàn lưu vực.

Do đặc điểm công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát triển thuỷ lợi, nông, lâm nghiệp và trong toàn bộ lưu vực với tốc độ cao việc thiết lập hệ thống quan trắc môi trường cho lưu vực là cần thiết.

Quan trắc diễn biến chất lượng môi trường nước bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học và sinh vật trong phạm vi lưu vực, trọng tâm là các lưu vực có mật độ công nghiệp, dân cư và giao thông cao.

Đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt qua các thông số chỉ thị về môi trường.

Thu thập, lưu trữ số liệu về diễn biến môi trường nước phục vụ ĐTM cho các dự án, quy hoạch phát triển KT-XH và QLMT.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w