Hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ trong đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 95 - 96)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

5.2.5.Hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ trong đất

b. Tầng chứa nước Miocen (N1 3 N2dl): Phân bố rải rác ở xung quanh TP.Bảo Lộc và Bắc Đông Bắc Di Linh, diện tích khoảng 100km2 Bề dày

5.2.5.Hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ trong đất

Đất ở hầu hết tại các điểm quan trắc đều có hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ tương đối thấp, cụ thể:

- Hàm lượng P2O5 tổng dao động từ 0,11-0,47%. Tuy nhiên, tại các khu vực SXNN thì cao hơn các loại đất khác đặc biệt là các khu vực trồng cây công nghiệp như chè, cà phê.

- Hàm lượng K2O tổng số dao động từ 0,008-0,14 %. Có 3 vị trí có hàm lượng K2O cao 0,14% chủ yếu là khu vực trồng lúa, hoa màu thuộc xã Tiên Hoàng - Cát Tiên, KCN công nghệ cao Đạ Sar - Lạc Dương và thôn Yên Thế xã Lạc Lâm - Đơn Dương. Các vị trí khác có hàm lượng K2O thấp, dao động từ 0,004 – 0,08 %, tập trung tại khu vực trồng cây công nghiệp, đất tại các KCN và đường giao thông.

- Hàm lượng Nitơ tổng dao động từ 0,01 – 0,24 %. Tại nhà máy xe tơ II, xã Đại Lào, huyện Bảo Lộc có giá trị cao nhất 0,24%; các vị trí khác có giá trị dao động từ 0,01 – 0,18 %. Hàm lượng Nitơ cao chứng tỏ đất trên địa bàn trong điều kiện sinh hoá tốt, mức độ dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, Nitơ cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước tạo ra Nitrate trong nước dưới đất.

- Hàm lượng hữu cơ trong đất tại hầu hết các vị trí quan trắc có tỷ lệ dao động từ 0,5 -11,9 %. Một mẫu quan trắc tại khu vực mỏ bô xít Bảo Lộc có hàm lượng hữu cơ thấp hơn 0,5 %, có thể do đây là khu vực khai khoáng, đất tại khu vực bị ảnh hưởng bởi quá trình khai thác bô xít gây ra và không có hoạt động SXNN tại khu vực quan trắc. Có thể đánh giá đất tại khu vực mỏ bô xít có hàm lượng hữu cơ tương đối nghèo.

- Hàm lượng P2O5 dao động từ 2,27-127,0 mg/100g. Tại mỏ bô xít Bảo Lộc có hàm lượng P2O5 tổng số là thấp nhất 2,27 mg/100g. Ba vị trí có hàm lượng P2O5 tổng số cao nhất là thôn Yên Thế- Đơn Dương là 127,0 mg/100g, khu vực đất trồng trà xã Gung Ré-Di Linh là 95,28 mg/100g và khu vực thôn

Bàng Dung-Lâm Hà là 68,94 mg/100g. Các khu vực có P2O5 cao chủ yếu là khu vực trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê,... Có thể việc sử dụng phân bón trong việc chăm sóc cây trồng góp phần làm gia tăng hàm lượng P2O5 trong đất.

- Hàm lượng K2O dao động từ 1,81- 22,66mg/100g. Tại khu vực đường giao thông, hàm lượng K2O cao hơn các vị trí khác như khu vực chịu tác động bởi hoạt động nông nghiệp, KCN. Tại khu vực đường giao thông (thị trấn Thạnh Mỹ huyện Đơn Dương) là 11,63 mg/100g; tại các khu vực sản xuất, trồng cây nông nghiệp có hàm lượng K2O trung bình là 10,95 mg/100g; trong khi đó tại các KCN hàm lượng K2O trung bình là 3,89 mg/100g.

- Hàm lượng K+ trao đổi dao động từ 0,74-5,85 mg/100g. Trong đó tại thôn Bàng Dung - Lâm Hà có hàm lượng K+ trao đổi cao nhất 5,85 mg/100g; tại khu vực mỏ Bô xít Bảo Lộc có hàm lượng K+ thấp nhất 0,74 mg/100g.

- Hàm lượng Na+ trao đổi dao động từ 0,75 - 34,9 mg/100g. Tại vị trí đất khu trồng trà xã Gung Ré -Di Linh có hàm lượng Na+ là thấp nhất 0,75 mg/100g. Các vị trí còn lại có hàm lượng dao động từ 4,2 – 34,9 mg/100g.

5.2.6. Asen

Asen được quan trắc tại một vị trí tại xã Đạ Huoai, huyện Đạ Huoai. Vị trí lấy mẫu là đất trồng cây nông nghiệp (mía, dâu, bắp), hàm lượng Asen là 8,6 mg/kg. Giá trị này tuy thấp hơn QCVN 03:2008/BTNMT về hàm lượng kim loại nặng trong đất nhưng cũng được coi là đất có hàm lượng Asen tương đối cao so với QCVN là 12 mg/kg (đối với đất nông nghiệp). Sự tích luỹ As trong đất có thể do các quá trình địa chất hoặc khoáng hoá trong đất gây ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 95 - 96)