Khái quát về diễn biến các hoạt động của ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 35 - 37)

- Khu vực công nghiệpxây dựng 7,1 3,2 5,2 4,2 4,8 3,

2.4.1Khái quát về diễn biến các hoạt động của ngành xây dựng

g. Công nghiệp cơ khí

2.4.1Khái quát về diễn biến các hoạt động của ngành xây dựng

Cùng với việc phát triển mạnh ngành công nghiệp, ngành xây dựng trong những năm qua phát triển nhanh với mức tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 24,5% góp phần tạo sự tăng

trưởng khá của khu vực công nghiệp- xây dựng với tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 20,6%. Chính tốc độ tăng trưởng mạnh của các ngành xây dựng trong những năm qua đã tạo sức bật để tăng trưởng kinh tế đồng thời làm giảm sự lệ thuộc của tăng trưởng nền kinh tế vào khu vực nông, lâm thuỷ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH đất nước.

Toàn tỉnh có 590 công trình thuỷ lợi phục vụ cho công tác tưới tiêu, trong đó diện tích tưới nhiều nhất thuộc về Lâm Hà với 50 công trình thuỷ lợi phục vụ cho 7.986 ha. Thống kê đến tháng 5 năm 2010, Lâm Đồng có 211 hồ chứa, 20 trạm bơm, 284 đập dâng và 75 các công trình thuỷ lợi khác, nâng tổng diện tích tưới tiêu phục vụ nông nghiệp đạt 37.596,6 ha. So với năm 2006 công suất sử dụng đã tăng 275 %.

Xây dựng hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt đang được triển khai trên 06 đô thị trên địa bàn tỉnh (thị trấn: Bằng Lăng, Đambri, Namban, Tân Hà, Mađagui, D’răn). Hiện nay, hầu hết các đô thị đã có hệ thống cung cấp nước sạch cho nhân dân, cụ thể như sau:

- Thành phố Đà Lạt: nhằm đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố trong giai đoạn hiện nay, nguồn nước cấp được cấp từ 04 nhà máy: (1) nhà máy nước Suối Vàng công suất 25.000 m3/ngày đêm; (2) nhà máy Xuân Hương được lấy nước từ hồ Chiến Thắng công suất 6.000 m3/ngày đêm; (3) Nhà máy nước hồ Than Thở, hoạt động trở lại từ năm 2005 với công suất 3.000m3/ngày.đêm và đến năm 2006 nâng công suất lên 6.000m3/ngày.đêm, (4) Nhà máy nước Đa Thiện hoạt động năm 2009 với công suất 3.000m3/ngày.đêm.

- Thành phố Bảo Lộc: được cấp nước từ nhà máy nước Bảo Lộc, công suất 6.000 m3/ngày đêm từ 8 giếng khoan đang hoạt động đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của khu vực trung tâm thành phố trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra dân cư còn sử dụng các giếng đào.

- Huyện Di Linh: được cấp nước từ nhà máy nước Di Linh, công suất 2.500 m3/ngày đêm từ 5 giếng khoan (trong đó có 2 giếng không hoạt động do trữ lượng và chất lượng không đảm bảo) với công suất các giếng đang hoạt động đạt 700-800 m3/ngày đêm. Có 4 xã đã xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy; các xã còn lại của huyện chủ yếu dùng nước giếng đào và nước suối. Khả năng cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất cho khu vực thị trấn.

- Huyện Đức Trọng: được cấp nước từ nhà máy nước Đức Trọng với công suất 2.500 m3/ngày đêm và 4 giếng khoan với công suất 200 m3/ngày đêm đảm bảo đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực thị trấn. Các xã còn lại chủ yếu sử dụng giếng đào hoặc giếng khoan nhỏ để vừa cấp nước sinh hoạt vừa tưới vườn.

- Huyện Lâm Hà: được cấp nước từ nhà máy nước Lâm Hà với công suất 6.000 m3/ngày đêm hiện nay mới sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt khoảng 3.000 m3/ngày đêm. Các xã còn lại chủ yếu sử dụng nước giếng đào và nước suối để sinh hoạt và tưới vườn.

Các huyện khác được cấp nước sạch bằng các công trình cấp nước tự chảy qua bể lắng lọc, giếng khoan và giếng đào.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 35 - 37)