Dự báo tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trong tương la

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 41 - 43)

- Khu vực công nghiệpxây dựng 7,1 3,2 5,2 4,2 4,8 3,

g. Công nghiệp cơ khí

2.7.2. Dự báo tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trong tương la

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải xác định chuyển dịch đồng bộ theo cả 3 hướng sau: Điều chỉnh ngành SXNN; điều chỉnh sản phẩm của từng ngành hàng nông nghiệp và điều chỉnh lại quy mô các sản phẩm nông nghiệp

Trong những năm tới chỉ nên lựa chọn một số ngành hàng lớn có lợi thế phát triển, trên cơ sở hình thành các vùng nguyên liệu bảo đảm cho công nghiệp chế biến, cụ thể như cây cà phê, chè, dâu, điều, rau - đậu, hoa, lúa, ngô, cây tiêu, cây ăn quả... Dự kiến đến năm 2020 ổn định diện tích khoảng 130 nghìn ha cà phê, khoảng 29-30 nghìn ha chè, 8,6 nghìn ha dâu, 36-38 nghìn ha rau, diện tích lúa khoảng 42-43 nghìn ha.

2.7.2.2. Ngành chăn nuôi

Dự kiến đến năm 2020 phát triển quy mô đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh lên khoảng 18-20 nghìn con, với sản lượng sữa khoảng 30-32 nghìn tấn và đàn đại gia cầm đạt khoảng 7-8 triệu con. Ngoài ra, trên cơ sở khai thác điều kiện đặc thù của mỗi vùng khuyến khích phát triển đa dạng các vật nuôi nhập như nuôi dê, ngựa,... nhằm tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

2.7.2.3. Ngành thuỷ sản

Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Cùng với chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cải tạo ao hồ, diện tích mặt nước sông suối chưa sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, đặc biệt cá nước lạnh. Dự kiến đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên khoảng 4.500 ha, do việc mở rộng xây dựng các hồ chứa gắn với các công trình thuỷ lợi trong tỉnh. Diện tích nuôi trồng phân theo các dạng thuỷ vực như sau: hồ chứa 2.000 ha, mặt nước sông suối 1.600 ha, ao hồ nhỏ 1.253 ha, nuôi cá ruộng 309 ha.

2.7.2.4. Ngành Lâm nghiệp

Đẩy mạnh công tác trồng rừng kinh tế gắn với việc bảo vệ rừng, tích cực thực hiện giao khoán rừng đến hộ người dân sống cạnh rừng gắn với cộng đồng thôn bản, hưởng lợi theo quyết định 178/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phòng chống cháy rừng có hiệu quả.. Tăng cường khai thác lâm sản hợp lý đúng quy định của nhà nước. Các chỉ tiêu phát triển:

- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định khoảng 62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. - Quy hoạch cơ cấu 3 loại rừng với tỷ lệ thích hợp nhằm bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng: ổn định 83.674 ha rừng đặc dụng với tính ĐDSH cao, nâng cao chất lượng 172.800 ha rừng phòng hộ, nâng cao chất

lượng 345.000 ha rừng sản xuất. Trồng cây lâm nghiệp che bóng (10-15%) cho 180.000 ha cây công nghiệp.

- Giao khoán quản lý bảo vệ rừng ổn định 327-330 nghìn ha. Giải quyết việc làm hàng năm cho 5 vạn lao động.

- Khai thác lâm sản hàng năm khoảng 75.000 - 80.000 m3/năm; khoảng 60% sản lượng khai thác được chế biến tại tỉnh.

- Trồng rừng làm nguyên liệu giấy từ rừng tự nhiên có chất lượng thấp: 40.000 ha, bao gồm: Bảo Lâm 15.000 ha, Di Linh 15.000 ha, Đức Trọng 4.000 ha, Đơn Dương 4.000 ha, Lâm Hà 2.000 ha; diện tích này sẽ được điều chỉnh sau khi dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy được xây dựng và phê duyệt.

- Bước đầu thí điểm đưa dịch vụ chi trả môi trường rừng vào nguồn thu của ngành lâm nghiệp; tiến đến nâng tỷ trọng lâm nghiệp từ 1,68% hiện nay lên 5-7% trong giá trị SXNN.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w