Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 116 - 118)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

6.4.3Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH

b. Đa dạng loài động vật: trên địa bàn tỉnh đến nay đã ghi nhận có sự hiện diện của 86 loài thú, 686 loài côn trùng, 301 loài chim, 102 loài bò sát

6.4.3Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH

tồn ĐDSH

6.4.3.1. Thuận lợi

Hệ thống pháp luật, chủ trương của Nhà nước về ĐDSH đã ngày càng hoàn thiện, công tác bảo tồn ĐDSH đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân…Bên cạnh đó, hoạt động gây nuôi ĐVHD, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã đã có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện và bảo hộ cho mọi thành phần kinh tế bảo tồn, gây nuôi, phát triển ĐVHD có nguồn gốc hợp pháp. Ngoài ra, một số tổ chức quốc tế như Winrock International, Birdlife, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã… đã hỗ trợ một số địa bàn trong tỉnh triển khai một số dự án liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh.

6.4.3.2.Khó khăn, thách thức

a. Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên:

Rừng Lâm Đồng là nơi có nguồn lâm sản lớn như gỗ, song, mây, lồ ô..., nhiều nguồn khoáng sản quý, nên vấn đề khai thác trái phép vẫn còn xảy ra. Đặc biệt trong vài năm gần đây, do nhu cầu của thị trường và tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, diện tích rừng cũng đang bị chặt phá để lấy đất trồng cà phê, chè và một số cây công, nông nghiệp khác đã dẫn đến thất thoát tài nguyên, thu hẹp môi trường sống của các loài động vật rừng, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn ĐDSH.

b. Vấn đề dân số:

Mặc dù trong những năm qua tỉnh cũng có nhiều cố gắng trong việc giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, nhưng dân số tăng cơ học vẫn còn cao, trong đó chủ yếu là dân di cư tự do đã làm tăng áp lực khai thác đất rừng để trồng trọt, khai thác gỗ trái phép để xây dựng nhà…, là nguyên nhân đẩy một số vùng đồng bào dân tộc tiến sâu vào rừng nhường chỗ cho đồng bào di cư mới đến khiến Nhà nước gặp khó khăn trong việc thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc.

c. Một số ảnh hưởng khác

Nhận thức của các tổ chức, cộng đồng dân cư tham gia công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH chưa được nâng cao và hệ thống mạng lưới bảo vệ tài

nguyên cấp cơ sở xã phường chưa được xây dựng và đào tạo kiến thức chuyên môn về ĐDSH. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, trang bị kỹ thuật về nghiên cứu ĐDSH của tỉnh còn nhiều hạn chế, nên gặp không ít khó khăn trong công tác bảo tồn chuyển vị, nhân giống, phát triển các loài thực vật, động vật quý hiếm...Ngoài ra, hoạt động nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã còn mới mẻ, việc quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo chưa được chính quyền các cấp và cơ quan tham mưu trong lĩnh vực này quan tâm đúng mức. Mặt khác, quá trình canh tác nông nghiệp của người dân còn lạc hậu cùng với việc phá rừng trong thời gian qua đã làm cho đất bị xói mòn hàng năm rất lớn, hậu quả là bồi lắng hầu hết các sông, suối, hồ trong tỉnh; vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; quá trình đô thị hoá, phát triển giao thông, thuỷ điện, khai thác khoáng sản... để phát triển kinh tế nhưng cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến suy giảm tính ĐDSH.

Hiện nay, hầu hết các giáp vùng ranh với Lâm Đồng chưa xây dựng chương trình hành động ĐDSH theo quyết định 79/2007/QĐ-TTg, nên việc phối hợp để thực hiện trong vùng chưa được triển khai và nguồn kinh phí cho việc điều tra, kiểm tra, cập nhật, nghiên cứu về ĐDSH chưa được đầu tư nên rất khó khăn cho nhiệm vụ bảo tồn.

Chương VII

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 116 - 118)