Phát triển đô thị và đô thị hoá

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 98 - 99)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

b. Tầng chứa nước Miocen (N1 3 N2dl): Phân bố rải rác ở xung quanh TP.Bảo Lộc và Bắc Đông Bắc Di Linh, diện tích khoảng 100km2 Bề dày

5.3.2. Phát triển đô thị và đô thị hoá

Với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch; các tuyến giao thông được nâng cấp, mạng lưới đô thị của tỉnh được nâng cấp, TP. Đà Lạt đã được nâng lên đô thị loại I, TP. Bảo Lộc là đô thị loại III, từng bước nâng cấp huyện Đức Trọng thành thị xã - là đô thị vệ tinh của TP. Đà Lạt; các trung tâm các huyện là đô thị loại IV và V; theo định hướng đến năm 2020 TP. Đà Lạt sẽ trực thuộc Trung ương và TP.Bảo Lộc trở thành đô thị loại II thuộc Tỉnh.

Tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh ước đạt 40% năm 2010 và 50% vào năm 2020. Quy mô dân số đô thị năm 2010 ước khoảng 488 nghìn người và 629,4 nghìn người vào năm 2020. Khu vực đô thị sẽ có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của tỉnh khoảng 1,2-1,3 lần, nâng tỷ trọng đóng góp GDP của tỉnh 68-70% trong thời kỳ 2011-2020. Phương hướng chung là:

- Xây dựng và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh trở thành những trung tâm phát triển của từng tiểu vùng. Có những giải pháp để thu hút đầu tư trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, tạo nguồn thu từ quỹ đất đô thị. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác quy hoạch xây dựng một cách đồng bộ. Tăng cường vai trò của UBND, HĐND các cấp trong lĩnh vực quản lý xây dựng.

- Tập trung phát triển các đô thị loại 5 (các thị trấn huyện lỵ và thị trấn thuộc huyện):

+ Đô thị Đà Lạt : Hiện nay TP. Đà Lạt đã được nâng lên đô thị loại 1, tiếp tục xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị đặc thù trực thuộc Trung ương trước năm 2020 với các chức năng chính như là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng và có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh và là một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và du lịch sinh thái của vùng

và cả nước; Đà Lạt cũng sẽ là một trong những trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học của cả nước và là khu vực sản xuất chế biến, xuất khẩu rau hoa chất lượng cao của vùng, cả nước và quốc tế.

+ Thành phố Bảo Lộc: Tiếp tục xây dựng TP.Bảo Lộc trở thành đô thị loại II thuộc tỉnh trước năm 2020 với chức năng: trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, VH-XH của tỉnh Lâm Đồng; là đô thị công nghiệp; là trung tâm dịch vụ thương mại du lịch; là điểm tựa và là cơ sở hậu cần quan trọng cho sự phát triển bền vững của vùng; là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của vùng Nam Tây Nguyên; cơ sở an ninh quốc phòng của tỉnh; trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng.

+ Các thị trấn huyện lỵ : Từng bước phát triển các thị trấn, trung tâm huyện trở thành đô thị loại IVvà V.

+ Đối với các khu dân cư nông thôn tập trung: Lập quy hoạch và đầu tư phát triển các khu dân cư nông thôn tập trung, các khu trung tâm xã, trung tâm cụm xã; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để sớm hình thành các trung tâm dân cư tại các xã vùng sâu nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w