Dự báo và quy hoạch liên quan đến môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 84 - 86)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

3.4.1.Dự báo và quy hoạch liên quan đến môi trường nước mặt

b. Tầng chứa nước Miocen (N1 3 N2dl): Phân bố rải rác ở xung quanh TP.Bảo Lộc và Bắc Đông Bắc Di Linh, diện tích khoảng 100km2 Bề dày

3.4.1.Dự báo và quy hoạch liên quan đến môi trường nước mặt

3.4.1.1. Gia tăng nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho dân sinh và du lịch

Nhìn chung, nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt dự đoán vào năm 2020 khoảng gấp 1,3 lần so với 2010 và tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Đây cũng là một thách thức lớn đối với Lâm Đồng về quy hoạch nước sạch đi đôi với sự phát triển KT-XH chung của toàn Tỉnh. Gia tăng nhu cầu dùng nước tập trung chủ yếu vào khu vực đô thị, trong khi lại có xu hướng giảm ở khu vực nông thôn do tỷ lệ nông thôn giảm, trong khi đó dân số thành thị tăng lên. Đối với ngành du lịch, nhu cầu dùng nước cũng tương đối lớn, lên tới khoảng 600.000m3 vào năm 2020, gấp khoảng 4 lần so với năm 2005. Nhu cầu nước sạch sẽ gia tăng áp lực cho môi trường nước.

Gia tăng nhu cầu nước sinh hoạt cũng kéo theo gia tăng lượng chất thải đưa vào môi trường nước. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và du lịch của Tỉnh trong năm 2010 khoảng 21,7 triệu m3 và năm 2020 khoảng 34,2 triệu m3 .

3.4.1.2. Gia tăng nhu cầu dùng nước cho công nghiệp

Từ nay đến 2020, công nghiệp được xác định là lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh với các lĩnh vực chủ yếu như: sản xuất nhôm alumin, bia, da giày, giấy, hoá chất, chế biến kim loại, chế biến nông sản…Các lĩnh vực này đòi hỏi cần dùng rất nhiều nước. Ước tính đến năm 2020 nhu cầu dùng nước cho các ngành công nghiệp khoảng 100 triệu m3 và thải ra một lượng nước thải khoảng 77 triệu m3.

3.4.1.3 Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản

Theo quy hoạch, các hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu của tỉnh gồm khai thác bô xít, vàng, thiếc, bentonit, cát, đá, sỏi, đá vôi, cao

lanh….Với phương thức khai thác khoáng sản (mỏ lộ thiên) như hiện nay, khả năng gây ONMT nói chung và ONMT nước nói riêng là rất lớn. Nước thải ở các khu vực khai thác khoáng sản chủ yếu là nước mưa chảy tràn và nước từ các quá trình tuyển quặng gây ô nhiễm nước sông, suối trong khu vực. Bên cạnh đó, khai thác khoáng sản còn giảm nguồn thuỷ sinh, phá huỷ lớp phủ thực vật, giải phóng các kim loại nặng vào môi trường nước.

3.4.1.4. Gia tăng tổng lượng nước thải từ nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành có nhu cầu nước nhiều nhất trong các ngành kinh tế. Nước thải nông nghiệp tuy có mức độ nguy hại không cao nhưng lại có khối lượng lớn, ngoài các chất hữu cơ trong chăn nuôi thì nước thải trồng trọt có chứa một lượng lớn thuốc BVTV, các chất này gây ONMT đất và môi trường nước. Vì vậy, việc tính toán nhu cầu và lượng nước thải trong nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn bởi vì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của tỉnh.

Theo tính toán, lượng nước cần thiết cho SXNN lên tới 92 triệu m3/năm vào năm 2020, tăng gấp đôi so với năm 2010 (khoảng 41 triệu m3/năm). Nếu tính toán cả lượng nước cho chăn nuôi thì nhu cầu về nước cho ngành nông nghiệp còn lớn hơn nhiều.

3.4.1.5 Dự báo chất lượng tài nguyên nước mặt

Theo quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị cũng như các hoạt động khác được quy hoạch nằm trên các lưu vực sông thuộc địa bàn tỉnh. Như vậy, các lưu vực sông này sẽ đón nhận một lượng chất thải lớn từ nhiều nguồn khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, sinh hoạt,…Do đó nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất cao. Thực tế theo một số nghiên cứu gần đây ở Lâm Đồng cho thấy một số lượng lớn chất ô nhiễm, đặc biệt là hoá chất BVTV vượt mức ở một số điểm. Điều này chứng tỏ vấn đề ô nhiễm nguồn nước đã và đang xảy ra trên các hệ thống sông và theo dự báo thì vấn đề này sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu không có biện pháp xử lý và khác phục. Một số vấn đề môi trường có thể nảy sinh với các hệ thống sông trên địa bàn tỉnh như: bồi lấp dòng chảy do khai thác khoáng sản gây xói mòn, rửa trôi; ONMT nước từ các chất hữu cơ, thuốc BVTV, các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt...

Ngoài ra, cần chú ý quy hoạch các điểm khai thác khoáng sản không nằm trong lưu vực các hồ chứa nước.

Các hoạt động KT-XH ngày càng phát triển nhưng công tác BVMT chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với sự gia tăng dân số, phát triển KT- XH, quá trình CNH và đô thị hoá thì sức ép đến môi trường càng gia tăng. Nếu sự phát triển không đi đôi với công tác BVMT, sự phát triển sẽ không đi theo hướng phát triển bền vững và tiềm ẩn những nguy cơ trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 84 - 86)