KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 170 - 172)

- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách đòi hỏi phải có sự nhận thức và tham gia của toàn xã hội đồng thời là quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân. Để BVMT và phát triển bền vững, tỉnh Lâm Đồng cần triển khai những nội dung thiết thực gồm: Giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức BVMT; Kiểm soát và bảo vệ chất lượng các nguồn nước, tài nguyên đất; giảm thiểu các tác động tiêu cực trong hoạt động công nghiệp; tăng cường công tác quản lý CTRSH và CTRNH tại các đô thị và các cơ sở SXCN; kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH; kiểm soát và quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong SXNN; thực hiện các dự án và thực hiện đề án “ Bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai” theo quyết định 187/2007/ QĐ -TTg ngày 03/12/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ đồng thời tiếp tục tăng cường năng lực QLMT.

Qua năm năm thực hiện công tác QLMT, mặc dù lực lượng làm công tác QLMT còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nhưng nhìn chung đội ngũ hiện tại đã có rất nhiều cố gắng trong công tác.

Về cơ bản kế hoạch QLMT đã hoàn thành theo đúng tiến độ thời gian và chất lượng quản lý ngày một nâng lên. Cụ thể như sau:

- Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT trong cộng đồng đã được nhân rộng, đa dạng hoá bằng nhiều hình thức phối hợp tổ chức với đoàn thanh niên công sản HCM, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Học viện Lục Quân, trường Đại học, ….

- Các hoạt động KT-XH và BVMT đã bắt đầu tạo được mối liên kết, tác động hỗ trợ lẫn nhau và đã hình thành nên những viên gạch vững chắc ban đầu làm cơ sở để "phát triển bền vững".

- Môi trường ở một số địa phương đã được cải thiện. Các cơ sở SX-KD từng bước đầu tư cải tiến công nghệ, giảm thiểu và xử lý chất thải.

- Mạng lưới quản lý nhà nước về BVMT đã được hình thành, bước đầu đáp ứng được nhu cầu rất khó khăn và phức tạp về BVMT.

- Công tác thẩm định báo cáo ĐTM ngày một chất lượng hơn nhờ việc thiết lập được mạng lưới cộng tác viên là các chuyên gia chuyên ngành trong một số lĩnh vực phổ biến ở Lâm Đồng như khoáng sản, thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.

- Các lực lượng quản lý nhà nước về BVMT trường đã thường xuyên phối hợp hoạt động có hiệu quả.

- Giải quyết tốt các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh. Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, một số tồn tại cần phải tiếp tục khắc phục trong thời gian tới, cụ thể:

- Lực lượng QLMT còn quá mỏng, năng lực vừa thiếu vừa yếu nên chưa đáp ứng hết các yêu cầu đề ra trong giai đoạn hiện nay.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho BVMT trong các năm qua chưa tập trung và quá nhỏ chưa thể đáp ứng được yêu cầu của chiến lược phát triển bền vững.

- Chính sách cụ thể khuyến khích xã hội hoá công tác BVMT. - Quan trắc chất lượng môi trường đất.

- Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

2. Kiến nghị

Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được cũng như khắc phục một số tồn tại, khó khăn trong công tác QLMT trong thời gian tới, UBND tỉnh Lâm Đồng có một số kiến nghị sau:

a) Đối với Trung ương:

- Hoàn thiện hệ thống một số văn bản pháp qui chưa đồng bộ, còn thiếu, chồng chéo, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý BVMT.

- Tăng cường các lớp tập huấn, khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giải quyết công việc cho đội ngũ QLMT của địa phương.

- Hỗ trợ kinh phí để thực hiện các dự án về BVMT lưu vực sông Đồng Nai, xử lý các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng thuộc các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực công ích.

- Tăng cường các hoạt động giám sát công tác BVMT, xử lý ONMT đối với dự án khai thác bô xít nhôm ở huyện Bảo Lâm do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.

b) Đối với địa phương:

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong quá trình đề ra các chủ trương, đường lối trong phát triển KT-XH gắn với BVMT.

- HĐND Tỉnh và HĐND các cấp tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trong việc thi hành Luật BVMT. - Phối hợp với các tỉnh trong lưu vực, các bộ ngành Trung ương thực hiện đề án tổng thể về BVMT lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 170 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w