Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái 1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 138 - 140)

- Giao thông: hệ thống giao thông đường bộ bị ngập nước hoặc bị xói lở đất làm cho việc di chuyển, đi lại rất khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ

10.3.Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái 1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước

10.3.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước

Mất cân bằng sinh thái trong phát triển nông nghiệp thể hiện rõ nét ở tình trạng dịch bệnh phát sinh trên diện rộng do ONMT nước ở các mô hình nuôi thâm canh các tra, các dịch bệnh cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, dịch bệnh lúa,… môi trường nước trên các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Krôngnô và các hồ (Xuân Hương, Chiến Thắng, Tuyền Lâm, Đankia,…) trong tỉnh đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh, và đang có nguy cơ gia tăng gây ra những biến đổi trong cân bằng sinh thái. Ở các vực nước mặt có sự lưu thông nước thấp, sự mất cân bằng sinh thái thể hiện rõ hơn do hiện tượng phú dưỡng. Đây là vấn đề các nhà môi trường sinh thái cần đặc biệt quan tâm và có cái nhìn lâu dài vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

10.3.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí

Các loại thực vật bị ảnh hưởng nhiều hơn so với động vật: Về bản chất, khả năng thích nghi trong môi trường bị ô nhiễm hoặc BĐKH của thực vật kém hơn so với các loài động vật. Một điều tra đã cho thấy các loài thực vật trên cạn bị ảnh hưởng gấp 3 lần do ô nhiễm không khí so với động vật. Ngược lại, trong HST nước ngọt, mức độ ảnh hưởng của thực vật lại ít hơn nhiều so với động vật. Một nghiên cứu ở Thuỵ Điển cho thấy: khi độ pH của nước giảm 1 đơn vị, sự đa dạng của động vật giảm 40%, trong khi tỷ lệ này ở thực

vật là 25%.Ô nhiễm không khí tác động đến các nhóm động thực vật khác nhau. Sự tác động của ô nhiễm không khí đối với các loài động vật chủ yếu là tác động gián tiếp, thông qua việc mất các nguồn thức ăn hoặc làm thay đổi cơ chế sinh sản. Trong số các HST bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí đô thị, HST nước ngọt bị ảnh hưởng nhiều nhất

Cho đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng ô nhiễm không khí đô thị là một nhân tố làm suy giảm sự ĐDSH. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí liên quan chủ yếu đến việc suy giảm, làm yếu đi các loài mà không phải là gây ra tuyệt chủng. Tuy nhiên, với xu hướng tiếp tục ô nhiễm như hiện nay thì một số loài động thực vật bị mất đi là điều không tránh khỏi.

10.3.3 Tác động do ô nhiễm môi trường đất

Môi trường đất ô nhiễm thì các loại sinh vật trong đất sẽ ảnh hưởng có loài sẽ chết như giun đất, kéo theo sự sinh trưởng kém của thực vật, suy giảm độ thoáng khí của đất rễ cây làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta. Cây có vai trò rất lớn đến việc giữ môi trường trong sạch, nếu môi trường đất bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác không tốt.

CHƯƠNG XI

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 138 - 140)