Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế-xã hội 1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 136 - 138)

- Giao thông: hệ thống giao thông đường bộ bị ngập nước hoặc bị xói lở đất làm cho việc di chuyển, đi lại rất khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ

10.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế-xã hội 1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước

10.2.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước

Các hoạt động KT-XH ngày càng phát triển nhưng công tác BVMT chưa được quan tâm đúng mức, cùng với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá thì sức ép đến môi trường càng gia tăng. Nếu sự phát triển không đồng thời với công tác BVMT sự phát triển sẽ không theo định hướng phát triển bền vững, tiềm ẩn những nguy cơ trong tương lai.

Những ảnh hưởng đến sức khoẻ con người với những dịch bệnh những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến KT-XH. Một số vùng sử dụng chủ yếu nguồn nước dưới đất cho sinh hoạt và sản xuất, ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nguồn nước lại càng đặc biệt quan trọng, phát sinh nhiều chi phí chi cho việc xử lý. Một yêu cầu đang đặt ra là việc xử lý asen, tạo tâm lý yên tâm sản xuất cho người dân, đảm bảo sức khoẻ và nâng cao đời sống xã hội. Dấu hiệu thiếu nguồn nước trầm trọng ở một số địa phương và đặc biệt là vào mùa khô cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của địa phương.

Chưa có nghiên cứu về mối tương quan giữa ô nhiễm nguồn nước dưới đất và môi trường sinh thái. Nhưng có những tác động của nước dưới đất đến môi trường đất, và những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái là không thể tránh khỏi.

Nước dưới đất là loại tài nguyên nhạy cảm trong khai thác, chưa xác định đầy đủ về trữ lượng và lượng bổ cập, khó có thể kiểm tra giám sát hoàn toàn việc khai thác, … có thể gây cạn kiệt, ô nhiễm gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đến KT-XH của địa phương.

10.2.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí

a. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ

Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm,... Theo dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ONMT tới sức khoẻ cộng đồng” của Cục Bảo vệ môi trường (2007) cho kết quả ước tính

thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trung bình trên đầu người mỗi năm là 295.000 đồng, khoảng 5,5% GDP trên đầu người. Nếu giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Tỉnh Lâm Đồng tương tự 1.189.327 dân - mỗi năm thiệt hại khoảng 350,85 tỷ đồng tương ứng khoảng 0,96 tỷ đồng/ngày.

b. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoa màu

Bụi trong không khí hấp thụ những tia sóng cực ngắn của mặt trời làm cho cây không lớn và khó nẩy mầm. Những nơi ô nhiễm không khí nặng, lá cây hai bên đường quốc lộ bị phủ một lớp đất bụi dày đặc làm cho quá trình quang hợp khó khăn, do vậy, cây cối ở đó không phát triển và rất cằn cỗi.

Khói lò gạch ở làm cho các vườn ăn trái vùng lân cận không phát triển, có cây ra hoa nhưng không đậu quả được, ảnh hưởng đến năng suất hoa màu, khiến cho thu nhập của người dân làm nông nghiệp giảm mạnh.

c. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các dạng vật liệu

Ô nhiễm các chất SO2, NOx trong môi trường không khí gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axít. Chính các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu.

d. Thiệt hại đối với hoạt động du lịch

ONMT nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Tỉnh Lâm Đồng.

Điều đáng lo ngại là môi trường du lịch tại nhiều khu vực đã bị ô nhiễm do tác động của nhiều ngành kinh tế, trong đó có tác động từ chính các hoạt động du lịch (ví dụ: hoạt động xây dựng bừa bãi, không có kế hoạch, gia tăng rác và các loại phế thải, tác động vào đồi núi, phá đá nổ mìn làm VLXD...).

10.2.3. Tác động do ô nhiễm môi trường đất

Cây rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp, hoa cảnh… là nguồn thu nhập chính của một số gia đình ở Lâm Đồng. Tuy nhiên nếu như môi trường đất ở khu vực nào bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, thậm chí là cây sẽ chết, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Tỉnh. Những nơi mà môi trường đất bị ô nhiễm nặng là những khu vực xung quanh những KCN, chăn nuôi, sản xuất cây công nghiệp, …

Quá trình xói mòn, rửa trôi gia tăng gây hậu quả làm mất đất và bạc màu đất đã tác động các HST nông nghiệp như hoa cảnh, cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu... trong khi khả năng thực thi các quy hoạch phát triển KT- XH trong khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Các dự án trồng rừng trên vùng đất dốc để chống xói mòn, sạt lở, ..chưa phát huy được tác dụng trong thực tiễn đang trở thành nỗi trăn trở của các cấp chính quyền, các ngành quản lý và người dân. Bên cạnh đó, do chưa có quy hoạch phát triển về nông nghiệp, thời gian gần đây phương thức canh tác nhà kính ngày càng phát triển, mặc lợi của phương pháp canh tác này là hạn chế sâu bệnh và tiết kiệm chi phí chăm sóc (phân bón, thuốc BVTV), nhưng mặt trái của nó là làm tăng tốc độ xói mòn và bạc màu đất vào mùa mưa vì lượng nước mưa sẽ tập trung lớn hơn trên những vùng đất trống.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w