- Khu vực công nghiệpxây dựng 7,1 3,2 5,2 4,2 4,8 3,
2. Số lượng dự án du lịch tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm
2.9.1. Xu thế hội nhập quốc tế của Lâm Đồng
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế và Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, việc đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Lâm Đồng vừa là mục tiêu của tất cả các cấp, ngành, của từng doanh nghiệp, đơn vị SX- KD, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng để đẩy nhanh phát triển KT-XH theo hướng bền vững. Mục tiêu chung của tỉnh Lâm Đồng khi thực hiện chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế là phấn đấu đến năm 2010 đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển; đưa GDP bình quân đầu người đạt mức bình quân chung của cả nước, từ năm 2011 trở đi bằng và vượt mức bình quân chung của cả nước. Bên cạnh đó để thực hiện được mục tiêu chung, từng mục tiêu cụ thể được đặt ra là:
- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm (giai đoạn 2006-2010) từ 13 -14 %. Từ năm 2011 trở đi phấn đấu tăng trên 15% năm.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,5 – 16,5 triệu đồng tăng 2,6 lần so với năm 2005 và bằng 90 – 92% mức bình quân chung của cả nước. - Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2006-2010) đạt 900 – 950 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 14 – 16%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2006-2010) tăng 3,2 – 3,3 lần so với thời kỳ 5 năm (2001-2005).
- Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 7 - 8%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 22- 23%, ngành dịch vụ tăng 20 - 21%.
- Tạo việc làm mới cho 24.000 – 25.000 lao động mỗi năm.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kết quả điều tra từ 23,72% năm 2006 xuống dưới 14% năm 2010, bình quân mỗi năm giảm từ 2%-3%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số từ 55,14% xuống dưới 30%, bình quân mỗi năm giảm từ 5%- 5,5%.
- Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, tăng dần về thu nhập, mức sống ở nông thôn nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.
- Đảm bảo 100% số xã, phường, thị trấn cơ bản có đủ công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định (trường học, trạm xá, đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện, nước).
- Hỗ trợ cho con em hộ nghèo được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác.
- Đảm bảo cho 58.288 hộ người nghèo được khuyến nông-lâm-ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn và đảm bảo được nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội.
- Hàng năm tập huấn nâng cao trình độ và trang bị kiến thức mới cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, trong đó 95% là cán bộ cơ sở.
- Hỗ trợ để xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo không phải là đồng bào dân tộc thiểu số vào cuối năm 2008.
Qua hơn ba năm thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Lâm Đồng cũng đã đạt được một số kết cụ thể như sau:
- Lâm Đồng đã thu hút được trên 244 dự án với tổng vốn đăng ký trên 21.792 tỷ đồng, trong đó số vốn đã triển khai đầu tư trên 4.585 tỷ đồng đạt trên 21% so với tổng vốn đăng ký. Riêng các dự án trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh có 5 dự án lớn gồm: Thuỷ điện Đồng Nai 3, Thuỷ điện Đồng Nai 4, Thuỷ điện Đại Ninh, Thuỷ điện Đồng Nai 5 và Tổ hợp Bauxit nhôm của Tập đoàn than khoáng sản, tổng vốn đăng ký đầu tư và bổ sung của 5 dự án là 26.600 tỷ đồng.
Đầu tư nước ngoài (FDI), trong năm 2008 có 13 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng số vốn đăng ký 3.078,7 triệu USD; có 18 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 126,948 triệu USD và trong năm 2009 cấp mới 9 dự án với số vốn đăng ký cấp mới là 32,6 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2010, có 3 dự án được thoả thuận địa điểm đầu tư và 3 dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư, với vốn đăng ký 1 triệu USD, điều chỉnh chứng nhận đầu tư cho 9 dự án. Vốn đầu tư thực hiện trong 5 tháng đầu năm đạt 7 triệu USD.
- Sản xuất công nghiệp của tỉnh thời gian qua tăng trưởng với tốc độ cao; mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2005-2009 là 18,1%; Kim ngạch xuất khẩu tăng 19,83% và năm 2009 đạt 275 triệu USD; tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 28,91%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: cà phê, chè, rau các loại, hoa, may mặc dệt len… Thị trường xuất khẩu chủ yếu: EU, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Lào, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… Đặc biệt, sau hơn ba năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp Lâm Đồng có cơ hội đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường.
- Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh đã tổ chức và cùng các doanh nghiệp tham dự các hội chợ triển lãm tại các địa phương trong cả nước như Hội chợ Thương mại - du lịch và đầu tư quốc tế tại Tịnh Biên, tỉnh An Giang; Hội chợ triển lãm thương mại - du lịch Lễ hội Ooc-Om-Boc 2009 tại Sóc Trăng; Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ I năm 2009 được tổ chức tại Hậu Giang; Triển lãm du lịch quốc tế ITE – HCM 2009 tại TP.Hồ Chí Minh… Xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác khảo sát thực tế thu thập thông tin từ cơ sở từ doanh nghiệp và cơ quan quản lý doanh nghiệp; các sản phẩm đặc trưng, ngành nghề sản xuất nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.
- Dưới sức ép cạnh tranh về giá cả và thị trường, các doanh nghiệp của tỉnh đã chú ý đầu tư vào công nghệ sản xuất, nhân lực, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên cả thị trường trong và ngoài nước. Ước năm 2010 tổng mức luân chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 21.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 335 triệu USD (5 tháng đầu năm 2010 là 18,28 triệu USD) góp phần đưa tăng trưởng GDP ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,5-18,5%, ngành dịch vụ tăng 18-19%. Đẩy nhanh việc giải ngân và tiến độ đầu tư từ ngân sách cho 2 KCN Lộc Sơn và Phú Hội với tổng vốn đầu tư trên 71 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng 9 CCN với tổng vốn 33,8 tỷ đồng, vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng chợ nông thôn 11 tỷ đồng cho 11chợ…