Công tác quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 143 - 146)

- Giao thông: hệ thống giao thông đường bộ bị ngập nước hoặc bị xói lở đất làm cho việc di chuyển, đi lại rất khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ

11.1.4. Công tác quản lý bảo vệ rừng

11.1.4.1.Diện tích, chất lượng rừng tiếp tục được khôi phục và cải thiện a. Về diện tích rừng

Từ năm 2006 đến nay, hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi. Diện tích rừng tăng lên do trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp.

Bảng 11.2. Diễn biến diện tích rừng và tỷ lệ diện tích đất có rừng

Năm Diện tích đất tự nhiên Diện tích đất có rừng Chia ra Đất trống đồi núi chưa sử dụng Đất khác Độ che phủ rừng (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng ≤3 tuổi 2006 977.219,6 602.573 549.924 52.649 4.162 33.573 341.073 61,62 2007 977.219,6 602.142 547.813 54.329 21.139 33.512 341.565 61,68 2008 977.219,6 602.757 545.244 57.513 4.948 - - 61,61 2009 977219,6 602.042 543.319 58.723 1.210 - - 61,62 Nguồn: http://www.kiemlam.org.vn/

Thống kê về diện tích rừng trên đây cho thấy, độ che phủ rừng của tỉnh trong những năm qua đảm bảo duy trì ở mức cao.

b. Về chất lượng rừng.

Chất lượng, trữ lượng và giá trị ĐDSH được duy trì, bảo vệ tốt hơn. Rừng trồng tăng nhanh cả về diện tích và trữ lượng trong năm năm qua, góp phần nâng cao độ và duy trì độ che phủ rừng của tỉnh ở mức cao. Năng suất, sản lượng gỗ và lâm sản hàng hoá tăng nhanh, trong năm 2008 ước đạt gần

17.000 mét khối gỗ khai thác từ rừng trồng. Tuy nhiên, trữ lượng rừng trồng còn thấp, cấu trúc thiếu ổn định, giá trị về ĐDSH, khả năng cung cấp gỗ, tác dụng phòng hộ và BVMT chưa cao.

11.1.4.2. Tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hoá công tác quản lý bảo vệ rừng

a. Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, cho thuê rừng

Với mục tiêu quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng bền vững, ổn định để phát triển KT-XH tại địa phương, chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp bền vững, xã hội hoá nghề rừng. Ngành lâm nghiệp Lâm Đồng đã thực hiện nhiều chủ trương giao đất, thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia:

* Về giao đất lâm nghiệp

- Giao 196.484 ha đất lâm nghiệp cho 8 Công ty Lâm nghiệp là các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh để hoạt động theo cơ chế vừa tự chủ kinh doanh vừa thực hiện một phần nhiệm vụ công ích trong quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng;

- Giao 286.058 ha đất lâm nghiệp cho 15 Ban quản lý rừng sản xuất và phòng hộ và 01 Hạt kiểm lâm (Bảo Lộc) là các đơn vị chủ rừng trực thuộc huyện, TP.Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt để hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập với nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng là chính.

- Giao 91.940 ha đất lâm nghiệp cho các Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc tỉnh và Vườn Quốc gia Cát Tiên trực thuộc Cục Kiểm lâm quản lý. Toàn bộ diện tích rừng được giao là rừng đặc dụng và phòng hộ để thực hiện nhiệm vụ khôi phục bảo tồn đa dạng các HST, ĐDSH, thực hiện các hoạt động nghiên cứu tham quan và duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn cho sông Đồng Nai;

- Giao 9.509 ha đất lâm nghiệp cho các đơn vị lâm nghiệp trực thuộc trung ương và khu vực đóng trên địa bàn tỉnh: Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên; Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai.

- Giao 8.869 ha đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1.767 hộ tại các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm.

- Giao 8.437 ha đất lâm nghiệp cho các ban quản lý khu du lịch và các đơn vị khác.

Như vậy, về cơ bản đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hoá quy định pháp luật và triển khai hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư.

* Về giao khoán quản lý bảo vệ rừng

Cùng với công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay ngành lâm nghiệp của tỉnh đang giao khoán gần 350.000 ha cho trên 11000 hộ để quản lý bảo vệ rừng, trong đó khoảng 90% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất và đời sống khó khăn.

Với hình thức giao khoán rừng đã khẳng định đây là quan điểm phát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ đó huy động được các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua.

* Về cho thuê đất lâm nghiệp

Thực hiện chủ trương chính sách thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp để huy động tài chính phát triển lâm nghiệp Lâm Đồng thông qua kinh doanh nhiều lĩnh vực liên quan như nông lâm kết hợp, trồng rừng kinh tế, du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định 209/2005/QĐ-UBND ngày 11/11/2005 (nay là Quyết định 09/2008/QĐ- UBND ngày 20/3/2008) của UBND tỉnh.

Tính đến năm 2009 đã có 336 doanh nghiệp thuê gần 56.000 ha đất lâm nghiệp để đầu tư du lịch sinh thái, sản xuất nông lâm kết hợp. Đến nay, các doanh nghiệp này đã trồng được 6.000 ha rừng kinh tế, loài cây chủ yếu là keo lai và trên 2.000 ha cây cao su.

Phần lớn các tổ chức này đã tổ chức lực lượng bảo vệ rừng nhưng do lực lượng mỏng nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản trái phép còn xảy ra trên diện tích rừng được thuê. Tính đến nay, UBND tỉnh đã thu hồi 28 dự án (2.545 ha) do không triển khai theo đúng phương án được duyệt.

b. Nhiều cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương XH hoá ngày càng có hiệu quả

- Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng ngày càng hoàn thiện.

- Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh tuy còn những khó khăn và vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp xếp lại đã được định hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động SX-KD.

- Các biện pháp quản lý rừng cộng đồng được thực hiện, trong đó việc hỗ trợ và hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy chế bảo vệ rừng đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tính tự quản và sự gắn kết của cộng đồng trong bảo vệ rừng.

- Các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng.

- Lực lượng kiểm lâm được đổi mới gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn XH cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Tổ chức đưa công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w