Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 77 - 80)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

3.2.2.Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất

b. Tầng chứa nước Miocen (N1 3 N2dl): Phân bố rải rác ở xung quanh TP.Bảo Lộc và Bắc Đông Bắc Di Linh, diện tích khoảng 100km2 Bề dày

3.2.2.Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất

Nước dưới đất là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều địa phương trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng. Do vậy, ô nhiễm nước dưới đất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm nước dưới đất bao gồm:

- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác.

- Các tác nhân nhân tạo như hàm lượng kim loại nặng cao, hàm lượng N-NO3-, N-NO2-,N- NH4+, P-PO43- ... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. Nguyên nhân gây ra những tác nhân này là việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc nhà vệ sinh làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước dưới đất. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất,..

- Ô nhiễm do việc phân huỷ xác người chết từ các nghĩa trang, nghĩa địa chủ yếu là ô nhiễm BOD5, TSS, Sunfát, Lipít, Phốtpho, Nitơ, FeCal Coliform và Coliform. Việc quản lý quản lý, khai thác và sử dụng các nghĩa trang, nghĩa địa cũng là một vấn đề lớn, nhạy cảm và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Do tính chất đặc thù của một tỉnh Tây Nguyên, việc chôn cất còn ảnh hưởng bởi các phong tục tận quán, tín ngưỡng tôn giáo, điều kiện địa lý... nên việc quản lý các nghĩa trang, nghĩa địa còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh tồn tại khoảng gần 800 các nghĩa trang, nghĩa địa nhỏ lẻ, phân tán, tuy nhiên chưa có các nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm của đối tượng này.

3.2.3. Diễn biến ô nhiễm

3.2.3.1. Chất lượng môi trường nước dưới đất tại Huyện Lạc Dương

Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện được theo dõi tại 3 giếng khoan, kết quả quan trắc trong năm 2009 cho thấy các thông số lý - hoá tại các giếng quan trắc có hàm lượng tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu quan trắc năm 2009 đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT qui định. Tuy nhiên hầu hết các giếng quan trắc đều có hàm lượng vi sinh khá cao, vượt tiêu chuẩn quy định từ 3,0 đến 91 lần so với tiêu chuẩn cho phép ở cả 3 giếng. Trong khi đó kết

quả năm 2008 cho thấy hàm lượng vi sinh khá thấp, các giếng quan trắc đều có hàm lượng vi sinh đạt tiêu chuẩn quy định.

3.2.3.2. Chất lượng môi trường nước dưới đất tại Thành Phố Đà Lạt

Nhìn chung, chất lượng nước tại các giếng trên địa bàn TP. Đà Lạt trong thời gian qua chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm, hầu hết các chỉ tiêu hoá lý và vi sinh quan trắc trong năm 2009 chưa vượt QCVN. Tuy nhiên hàm lượng coliform vào giữa mùa mưa tại giếng quan trắc cao và vượt tiêu chuẩn quy định QCVN 14,3 lần.

Hình 3.18. Hàm lượng N-NO3- (trung bình) tại giếng ngầm Phan Đình Phùng và giếng ngầm phường 8 qua năm 2008 và 2009

Kết quả quan trắc cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về N-NO3-tại các vị trí quan trắc khi so sánh với năm 2008. Diễn biến hàm lượng N-NO3- qua hai năm 2008 và 2009 được thể hiện như hình trên. Năm 2009 hàm lượng N- NO3- thấp hơn QCVN quy định.

3.2.3.3. Chất lượng nước dưới đất tại Huyện Đức Trọng

Hình 3.19. Hàm lượng N-NO3- và coliform (trung bình) tại giếng ngầm tại Liên Nghĩa và Quảng Hiệp qua năm 2008 và 2009

Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện còn tương đối tốt, các chỉ tiêu lý-hoá tại các giếng quan trắc đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT, ngoại trừ chỉ tiêu coliform, đáng chú ý nhất là tại vị trí giếng khoan thuộc xã Tà Hine, có hàm lượng coliform khá cao, vượt QCVN 3.100 lần vào đợt quan trắc giữa mùa mưa trong khi vào thời điểm giao mùa thì đạt tiêu chuẩn quy định.

3.2.3.4. Chất lượng nước dưới đất tại Huyện Đơn Dương

Theo kết quả quan trắc năm 2009, chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện Đơn Dương còn tương đối tốt khi so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT. Ngoại trừ chỉ tiêu coliform ở hầu hết các mẫu quan trắc không đạt QCVN, vượt QCVN từ 7-152 lần ở các thời điểm quan trắc.

Hình 3.20. Hàm lượng các chất ô nhiễm tại giếng ngầm quan trắc năm 2009

3.2.3.5. Chất lượng môi trường nước dưới đất tại Huyện Lâm Hà

Chất lượng nước dưới đất tại huyện Lâm Hà còn tương đối tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các thông số hữu cơ, vô cơ qua các giếng quan trắc trong năm 2009. Không có sự biến động lớn về hàm lượng chất ô nhiễm trong nước dưới đất giữa 2 năm là 2008 và 2009. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến chỉ tiêu vi sinh, hầu hết các giếng quan trắc đều có hàm lượng vi sinh vượt tiêu chuẩn từ 1,7-15 lần ở các thời điểm quan trắc.

3.2.3.6. Chất lượng môi trường nước dưới đất tại Huyện Di Linh

Hầu hết hàm lượng các chất ô nhiễm hoá lý của nước dưới đất được quan trắc trong năm 2009 trên địa bàn huyện Di Linh đều thấp hơn QCVN quy định ngoại trừ chỉ tiêu vi sinh tại giếng nhà dân xã Hoà Bắc vượt QCVN

từ 50 đến 153 lần. So sánh kết quả quan trắc của năm 2009 với năm 2008, hàm lượng các thông số quan trắc năm 2009 thấp hơn năm 2008. Riêng chỉ tiêu vi sinh cao hơn năm trước.

3.2.3.7. Chất lượng môi trường nước dưới đất tại Thành phố Bảo Lộc

Theo kết quả quan trắc trong năm 2009 cho thấy chất lượng nước dưới đất tại TP. Bảo Lộc còn tương đối tốt về tính chất lý – hoá, nhưng giá trị pH thấp tại vị trí “Bãi rác mới” và vị trí tại xã Đại Lào, do đó môi trường nước dưới đất thiên về môi trường axit nhẹ (giá trị pH: 4,75 và 4,82). Bên cạnh đó chỉ tiêu coliform cũng có hàm lượng khá cao, có 04/06 mẫu ở cả 04 giếng đều có hàm lượng vượt tiêu chuẩn từ 5 đến 153 lần.

Khi so sánh giữa kết quả quan trắc năm 2009 với kết quả quan trắc năm 2008 cho thấy hàm lượng một số chất ô nhiễm giảm đáng kể qua một số chỉ tiêu như: Fetổng, N-NO3-, SO42-…Tuy nhiên, hàm lượng coliform và N-NO2- cao hơn so với năm 2008.

3.2.3.8. Chất lượng môi trường nước dưới đất tại huyện Bảo Lâm

Chất lượng nước dưới đất tại các điểm quan trắc trên địa bàn huyện Bảo Lâm nhìn chung vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu quan trắc trong năm 2009 đều thấp hơn QCVN 09:2008/BTNMT về tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất ngoại trừ thông số Coliforms vượt QCVN từ 36 – 50 lần.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 77 - 80)