Bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 167 - 168)

- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ

12.2.8.7.Bảo tồn đa dạng sinh học

- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐDSH, kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ĐDSH.

- Quy hoạch và sắp xếp hợp lý các cụm dân cư đang sinh sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên và xây dựng Quy chế về quản lý vùng đệm.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.

- Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống Bảo tàng thiên nhiên của tỉnh Lâm Đồng để tập hợp, lưu giữ, trưng bày các nguồn gen, hiện vật, tiêu bản các loài đặc hữu, quý, hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, nơi tham quan, thu hút du khách để phát triển kinh tế.

- Đào tạo nguồn nhân lực, trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý ĐDSH ở các cấp.

- Điều tra tính ĐDSH của các khu vực được xem là điểm nóng về ĐDSH đã được xác định trong kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH Tây Nguyên như khu núi Tà Đùng- Lâm Hà, Lang Biang - Lạc Dương, ...

- Xây dựng ngân hàng gen Tây Nguyên.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH của cộng đồng địa phương. Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan trong tỉnh;

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH; phát huy tri thức bản địa, xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng, mô hình đồng quản lý, bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng, từ tài nguyên ĐDSH;

- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; hỗ trợ nhân dân trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc và bảo vệ rừng; phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ; phát triển du lịch sinh thái gắn việc bảo vệ môi trường, giữ gìn TNTN với quyền lợi kinh tế của người dân trên địa bàn;

- Tăng cường hợp tác với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, xây dựng các hành lang bảo tồn ĐDSH để đảm bảo sự

thống nhất cùng nhau phát triển, đặc biệt trong triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Đa dạng hoá các hình thức hợp tác với các nước trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH để học tập, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh tế, tài chính;

- Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia, thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH và BVMT;

- Ngân sách dành cho Chương trình ngoài một phần lấy từ vốn ngân sách Nhà nước, phần còn lại cần được huy động từ đối tượng hưởng lợi nhờ vào tài nguyên sinh vật, vốn của các ngành kinh doanh, các ngành công nghiệp, từ các nhà đầu tư, các tổ chức trong, ngoài nước, trong cộng đồng dân cư, tài trợ quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 167 - 168)