Tài nguyên nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 57 - 58)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

3.1.1. Tài nguyên nước mặt

Về nước mặt, Lâm Đồng có mạng lưới sông, suối khá phong phú. Với khoảng 60 sông, suối có chiều dài > 10 km. Một số sông, suối lớn là Đồng Nai, Đa Nhim, Đa Dâng, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đa Tam, Đại Nga,… Mật độ lưới sông thay đổi khoảng 0,18 - 1,1 km/km2. Sông suối Lâm Đồng có bậc thềm sông hẹp, sườn dốc, nhiều thác ghềnh, dòng chảy mạnh và lưu lượng phân phối không đều trong năm. Ngoài ra, Lâm Đồng cũng có hệ thống hồ chứa phong phú, vơi trữ lượng nước lớn phục vụ cho nhu cầu dân sinh, tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch bao gồm: hồ Chiến Thắng, hồ Tuyền Lâm, hồ Đankia, Đạ Tẻh, hồ ĐăkLô, hồ Đạ Boa, hồ Đạ Hàm, hồ Nam Phương 1 và Nam Phương 2, hồ Tây Di Linh, hồ Tân Rai, hồ Lộc Thắng, hồ Kala, hồ Cam Ly Thượng, hồ Phúc Thọ, hồ Đạ Ròn và hồ Pró.

Về nước ngầm, vùng có khả năng tưới nước ngầm chủ yếu ở những nơi có địa hình tương đối bằng, thấp còn trên các khu vực có địa hình núi cao ít có khả năng cung cấp nước ngầm. Theo kết quả điều tra cơ bản về nước ngầm tại tỉnh Lâm Đồng do Đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình 707 :(nay

là Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước) thực hiện từ năm 1999 – 2009 đã thu được một số kết quả như sau

Bảng 3.1. Kết quả điều tra nước ngầm tỉnh Lâm Đồng

TT Tên đề án Trữ lượng khai thác cấp B (m3/ngày) Trữ lượng triển vọng khai thác (m3/ngày) Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày) Cấp C1 Cấp C2 1 Vùng Bảo Lộc (1) - 3.000 - 354.858 2 TP. Bảo Lộc (2) 3.500 5.200 - - 3 Vùng Di Linh - 3.712 1.666 87.496 4 Vùng Trọng - 6.881 1.177 118.334 5 TP. Đà Lạt - - - >117.450

6 5 cụm điều tra miền nước núi (3)

2.560 Khai thác từ năm 2000 7 5 vùng trong điểm (4) 6.034 Khai thác từ năm 2005

Ghi chú: (1) Diện tích 320km2 ; (2) Theo kết quả khai thác 1993 – 1997. Cấp C1 dự kiến cho các năm 1997 – 2009; (3) Lộc Nga, Đinh Trang Hoà, Mađaguôi, Lộc Ngãi, Đambri; (4) Lộc Bắc, Lộc Lâm, Hoà Nam, Tà Hine, Thạnh Mỹ.

(Nguồn:http://www.dalat.gov.vn/web/books/kyyeu30nam/NUOCNGAM. htm, Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng 1999-2009)

Nhìn chung, tài nguyên nước của tỉnh có nguồn sinh thuỷ rộng, môđun dòng chảy lớn, chất lượng nước tốt có thể đáp ứng nhu cầu nước tưới cho SXNN và sinh hoạt. Bên cạnh đó, với địa hình khá thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa và đập dâng ngay trong các khu vực SXNN; đồng thời có thể kết hợp giữa khai thác tiềm năng về thuỷ điện với hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w