Tình hình quản lý đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 113 - 116)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

6.4.2.Tình hình quản lý đa dạng sinh học

b. Đa dạng loài động vật: trên địa bàn tỉnh đến nay đã ghi nhận có sự hiện diện của 86 loài thú, 686 loài côn trùng, 301 loài chim, 102 loài bò sát

6.4.2.Tình hình quản lý đa dạng sinh học

6.4.2.1 Hệ thống quản lý về TNTN và ĐDSH

Hiện nay hệ thống quản lý về TNTN và ĐDSH ở Lâm Đồng được phân theo ngành

Ngành nông lâm nghiệp quản lý về rừng, trong đó có khu rừng đặc dụng trực thuộc tỉnh là VQG Bidoup - Núi Bà, giống cây trồng, vật nuôi nông nghiệp, thuỷ sản…. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục phát triển lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, các Hạt kiểm lâm, các đơn vị quản lý rừng đã và đang tích cực tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tổ chức phòng chống cháy rừng, ngăn chặn buôn bán lâm sản và động vật hoang dã… nhưng do lực lượng còn quá mỏng, địa bàn lại rộng và hiểm trở nên hiệu quả vẫn chưa đạt được như yêu cầu mong muốn.

Ngành Tài nguyên và môi trường quản lý về đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước...Về mặt quản lý môi trường Sở Tài nguyên và môi trường cũng đã đề xuất và phối hợp trong các chương trình, đề tài nghiên cứu về ĐDSH của tỉnh Lâm Đồng. Những năm gần đây, đã có sự phối hợp với các cơ quan nông lâm nghiệp của tỉnh trong vấn đề quản lý, bảo vệ ĐDSH, tuy vậy vẫn còn thiếu sự phối hợp nhịp nhàng và có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH trong toàn tỉnh.

6.4.2.2. Tình hình quản lý động vật, thực vật hoang dã a. Trung tâm cứu hộ động vật, lưu giữ giống

Trên địa bàn hiện có 1 Trung tâm cứu hộ động vật thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên và 2 Trung tâm lưu giữ giống (Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng và Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên).

b. Công tác quản lý thực vật hoang dã, động vật hoang dã do gây nuôi, trồng cấy nhân tạo:

Công tác này được giao cho Chi cục kiểm lâm quản lý, cấp giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã; kiểm tra xác nhận các loài thực vật thuộc phụ lục của Công ước CITES do các trại trồng cấy từ cây con có nguồn gốc nhập khẩu. Hiện trạng trồng cấy, gây nuôi động vật hoang dã, thực vật hoang dã:

Gây nuôi động vật hoang dã

Theo kết quả thống kê của ngành kiểm lâm, tính đến cuối năm 2009 trên địa bàn tỉnh có 132 tổ chức, cá nhân gây nuôi 53 loài ĐVHD với 3.209 cá thể, gồm 510 cá thể quý, hiếm (58 cá thể thuộc nhóm IB và 452 cá thể thuộc nhóm IIB) và 2.699 cá thể loài ĐVHD thông thường.

Đến nay, cơ quan Kiểm lâm đã cấp giấy chứng nhận nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng cho 107 trại nuôi (05 Công ty TNHH, 01 Công ty Cổ phần và 101 hộ gia đình), để gây nuôi 9 loài động vật hoang dã với 1.922 cá thể, trong đó có 235 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm (Cá sấu Xiêm, Hươu xạ và Trăn gấm) và 1.687 cá thể các loài thông thường (Đon, Heo rừng lai, Đà điểu, Hươu sao, Nhím và Trĩ đỏ).

Trồng cấy thực vật hoang dã

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 06 cơ sở đăng ký trồng cấy nhân tạo 06 loài lan (Orchidaceae), gồm 01 loài thuộc Phụ lục I – Công ước CITES (lan Hài - Paphiopedilum spp.) và 05 loài thuộc Phụ lục II (lan Hồ Điệp (Phalaenopsis spp.), lan Hoàng thảo (Dendrobium spp.) - trừ loài Hoàng thảo đỏ (Dendrobium cruentum)), lan Vũ nữ (Oncidium spp.), Tử la lan (Miltonia spp.) và Địa lan lai (Cymbidium spp.).

c) Công tác bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học

Công tác điều tra đánh giá ĐDSH, bắt đầu đề cập từ những năm 1997, 1998 nhưng chủ yếu tập trung ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc (huyện Cát Tiên). Đến năm 2003, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã tiến hành điều tra, đánh giá ĐDSH tại các vùng lân cận Khu vực Cát Lộc như lâm trường Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh), Bảo Lâm và Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm). Cũng từ năm 2003, tại khu vực Bidoup- Núi Bà đã thực hiện các bước điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng.

Ngoài ra, trên các khu vực rừng do các đơn vị lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng sản xuất đều tiến hành kiểm kê rừng phục vụ cho việc xây dựng phương án SX-KD, phương án quản lý rừng, tuy nhiên chỉ tập trung vào việc thống kê các loài cây gỗ là chủ yếu, chỉ mới chú ý đến việc bảo tồn ĐDSH dưới hình thức bảo vệ rừng là chính.

Hiện nay, việc bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm và việc sử dụng bền vững ĐDSH tại Lâm Đồng đã được quan tâm, các khu vực được đánh giá có tính ĐDSH cao đã được nâng lên đúng tầm của công tác bảo tồn như thành lập 2 Vườn quốc gia : Cát Tiên và Bidoup-Núi Bà (tiền thân là Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc và Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup-Núi Bà).

Thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Lâm Đồng, theo Quyết định số 1450/QĐ-UBND ngày 26/4/2006, một số hoạt động ưu tiên về công tác bảo tồn ĐDSH cho phát triển bền vững đã được triển khai:

+ Tiến hành điều tra đánh giá thống kê ĐDSH của các khu vực du lịch như: Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Vườn quốc gia Cát Tiên v.v.

+ Bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, phục hồi rừng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng rừng, hạn chế đến mức thấp nhất việc chặt phá rừng lấy củi, làm nương rẫy.

+ Tăng cường các biện pháp cơ học và sinh học chống cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại.

+ Nâng cao trình độ dân trí, nhận thức cộng đồng về BVMT. Giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức về duy trì rừng và bảo vệ ĐDSH cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, thực hiện luật và qui chế BVMT.

+ Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn việc BVMT, giữ gìn TNTN với quyền lợi kinh tế của người dân bản địa, người dân trong vùng đệm.

+ Tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn và sử dụng có hiệu quả rừng phòng hộ.

+ Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ địa phương trong quản lý các khu vực bảo vệ tài nguyên sinh vật và ĐDSH trong tỉnh.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế với nước ngoài để bảo vệ ĐDSH Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Vườn quốc gia Cát Tiên …

- Theo Quyết định số 3578/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hành động bảo tồn ĐDSH giai đoạn 2008-2020, Sở Tài nguyên và môi trường làm cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, TP.Bảo Lộc và TP. Đà Lạt triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 113 - 116)