Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Đồng Na

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 81 - 82)

- Thực hiện hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ theo Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện

3.3.2.Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Đồng Na

b. Tầng chứa nước Miocen (N1 3 N2dl): Phân bố rải rác ở xung quanh TP.Bảo Lộc và Bắc Đông Bắc Di Linh, diện tích khoảng 100km2 Bề dày

3.3.2.Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Đồng Na

Từ nhiều kết quả quan trắc cho thấy:

a) Chất lượng nước mặt sông Đồng Nai

Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đa Nhim, Đa Dâng, Đạ Huoai, Đa Tam, La Ngà,… và nhiều chi lưu trong lưu vực trong nhiều năm cho thấy chất lượng nước sông hồ trong lưu vực chưa biểu hiện tính ô nhiễm cao. Cá

biệt một số khu vực gần các nhà máy, KCN các chỉ số ô nhiễm có vượt quy chuẩn Việt Nam.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước tương đối thấp, chứng tỏ quá trình bào mòn rửa trôi đưa khoáng chất từ đất đá vào nước sông không lớn.

- Mức độ axit hoá: Độ pH trung bình trên sông Đồng Nai dao động từ 6,1- 8,0, theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT) chất lượng nước đạt tiêu chuẩn về pH dùng cho mục đích cấp nước.

- Chất rắn lơ lửng và độ đục: Chất rắn lơ lửng của các sông trong lưu vực có chiều hướng tăng dần từ thượng nguồn tới hạ nguồn. Các số đo SS cho thấy hàm lượng SS còn nằm trong quy chuẩn cho phép. Mùa mưa thường cao hơn mùa khô, đôi khi vượt quy chuẩn cho phép.

- Hàm lượng oxy hoà tan: là chỉ tiêu rất quan trọng, đảm bảo cho đời sống của thuỷ sinh và là chỉ tiêu đánh giá mức ô nhiễm của nguồn nước. Khi trong nguồn nước có quá trình phân huỷ hữu cơ, thì nguồn oxy sẽ bị cạn kiệt và nguồn nước không còn là môi trường sống cho các loài thuỷ sinh. Nhìn chung, hàm lượng DO đạt QCVN đối với nguồn phục vụ cấp nước nuôi trồng thuỷ sản. Cá biệt những nơi gần nguồn thải chỉ số DO không đạt quy chuẩn.

b. Chất lượng nước ngầm

Chất lượng nước ngầm về cơ bản đạt yêu cầu đối với nước ngầm theo QCVN 09: 2008/BTNMT, riêng chỉ số coliform có vượt quy chuẩn, nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 (Trang 81 - 82)