Khái niệm hệ sinh thá

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 83 - 86)

Hoạt động 1. GV sử dụng tranh: Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần

chủ yếu của một hệ sinh thái, HS quan sát tranh vẽ để trả lời các câu hỏi trong PHT sau:

1. Hãy liệt kê các thành phần cấu trúc nên hệ sinh thái? 2. Mối liên hệ giữa các thành phần với nhau?

3. Các mối quan hệ đó đã giúp cho hệ sinh thái có đặc điểm gì? 4. Hãy lấy ví dụ về một số hệ sinh thái mà em biết và chỉ rõ thành

phần cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành phần trong các hệ sinh thái đó?

Kiến thức: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh trong sinh cảnh. Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Trong hệ sinh thái, trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống.

II.Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

Hoạt động 2: Học sinh thực hiện trên lớp theo nhóm để hoàn thành phiếu

học tập sau:

Cho biết: Các thành phần cấu trúc của HST; chức năng của từng thành phần: - Các thành phần: (1.a)- SVSX; (1.b)- SVTT; (1.c) – SVPG; (1.d)- Các

chất vô cơ;

(1.e)- Các chất hữu cơ; (1.f)- Chế độ khí hậu. - Chức năng từng thành phần:

(3.a)- Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ lấy trong sinh cảnh; biến quang năng ánh sáng mặt trời thành hoá năng trong các hợp chất hữu cơ.

(3.b) – Cung cấp đầy đủ nguồn sống để duy trì quần xã sinh vật.

(3.c) – Biến đổi chất hữu cơ có sẵn từ dạng thức ăn thành chất dinh dưỡng xây dựng tế bào; chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. (3.d) – Phân giải chất hữu cơ phức tạp thành chất vô cơ trả trở lại sinh cảnh, giải phóng năng lượng ra môi trường dưới dạng nhiệt.

Hãy sử dụng các thông tin trên để hoàn thành bảng sau sao cho phù hợp với các đại diện minh hoạ:

Các thành phần của hệ sinh thái (1)

Đại diện minh hoạ(2) Chức năng từng thành phần (3) Sinh cảnh C, N, CO2, H2O… Protein, lipit, gluxit, các chất mùn… Nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa… QXSV TV và một số VSV có khả năng quang hợp, hoá tổng hợp. Các loài động vật. Nấm, VSV dị dưỡng sống hoại sinh

HS thảo luận để điền vào PHT, báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung. GV kết luận kiến thức cần lĩnh hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w