Những quy tắc viết mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 43 - 44)

- Chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp của thầy (cô).

2.2.2.Những quy tắc viết mục tiêu bài học:

* Theo Gronlund (1985), khi xác định mục tiêu cần dựa vào 5 tiêu chí sau: - Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS, nghĩa là cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt được cái gì, chứ không phải là trong bài này GV phải làm gì.

- Mục tiêu phải nói rõ đầu ra của bài học chứ không phải là tiến trình bài học. - Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới.

- Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc ĐG kết quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.

- Mỗi đầu ra của mục tiêu nên được diễn tả bằng một động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt được bằng hành động. Những động từ như nắm được, hiểu được thường thích hợp cho những mục tiêu chung. Để xác định mục tiêu cụ thể cần dùng những động từ như phân tích, so sánh, chứng minh, áp dụng, quan sát, đo đạc,..

* Theo Mager ( 1975) khi xác định mục tiêu cần quan tâm ba thành phần: - Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện. Phần này chứa một động từ chỉ cái đích HS cần phải đạt tới.

- Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện ( ví dụ: Để định hướng hành động, HS cần có những thông tin gì? Để thực hiện hành động, HS cần có những vật liệu, thiết bị gì? Để hoàn thành hoạt động, HS cần có bao nhiêu thời gian?)

- Tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu (GV phải dự kiến được mức độ thành thạo của HS. Chẳng hạn như: bài kiểm tra được hoàn thành trong bao nhiêu phút. Tỉ lệ HS đạt điểm từ trung bình trở lên? Số sai sót tối đa cho phép trong bài làm của HS?...)

Như vậy, việc xác định mục tiêu của bài học là trả lời câu hỏi: Sau khi học xong một bài, một phần nào đó thì HS phải có được những kiến thức gì, những kĩ năng gì, hoặc hình thành được thái độ gì và với mức độ đạt được như thế nào?. Do đó, mục tiêu đặt ra càng cụ thể, sát hợp với yêu cầu của nội dung và với điều kiện dạy học thì càng thuận lợi cho việc ĐG hiệu quả và điều chỉnh hợp lí quá trình dạy học để từng việc thực hiện mục đích dạy học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 43 - 44)