Việc học của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 34 - 35)

- Chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp của thầy (cô).

1.3.1.2.Việc học của học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy, nếu thầy cô giao nhiệm vụ cụ thể trên lớp, chẳng hạn phải nghiên cứu trước bài mới ở nhà như thế nào, hoặc giao cho HS tìm tư liệu, tranh ảnh về một vấn đề nào đó thì phần đông HS sẽ có ý thức chuẩn bị bài, (tất nhiên còn một bộ phần HS lười nhác sẽ không coi trọng nhiệm vụ này), còn nếu thầy cô không nhắc nhở gì hoặc không hướng dẫn cụ thể phải chuẩn bị như thế nào thì hầu hết các em cũng sẽ cho qua. Việc đọc thêm các tài liệu ngoài SGK có liên quan đến môn học lại càng hiếm hoi. Công việc chủ yếu mà các em thường làm là học thuộc những gì thầy cô cho ghi trong vở để hôm sau lên bảng trả lời miệng đầu giờ và nhận điểm. Nhiều khi thời gian KT đầu giờ là thời gian làm việc của một thầy và một trò, còn các

trò khác ít khi được tham gia ý kiến nhận xét, bổ sung vì sự eo hẹp của thời gian; nhiều em yên trí ngồi yên hoặc làm việc riêng mà không suy nghĩ gì cả. Rõ ràng với cách học đối phó như vậy sẽ không đem lại hiệu quả tốt, điểm số chưa phản ánh đúng thực chất kết quả học tập của HS. Một hệ quả tiếp theo của cách học thụ động, đối phó là các em dần dần thiếu tự tin, ngại giao tiếp, ngại đem những thắc mắc của mình hỏi thầy hỏi bạn. Trong giờ học, khi thầy cô đặt CH hoặc ra bài tập, nhiều HS tuy đã có câu trả lời nhưng cũng không dám phát biểu vì sợ sai, sợ các bạn chê cười, cá biệt có những HS không làm gì cả ngoài chờ câu trả lời từ phái các bạn, phần giải đáp từ phái thầy cô.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 34 - 35)