Lựa chọn, sắp xếp các CH BT thành hệ thống theo mục đích dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 48 - 52)

- Chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp của thầy (cô).

2.2.5.Lựa chọn, sắp xếp các CH BT thành hệ thống theo mục đích dạy học

- Cách diễn đạt CH - BT phải đa dạng, hấp dẫn được HS.

- Hệ thống CH - BT phải phù hợp với tiến trình dạy - học và với các khâu của quá trình dạy học.

2.2.5. Lựa chọn, sắp xếp các CH - BT thành hệ thống theo mục đích dạy học dạy học

Các CH – BT được sắp xếp theo nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, theo một lôgíc chặt chẽ, phù hợp với mục đích lí luận dạy học. Chúng tôi đã soạn giáo án chi tiết trong đó thể hiện rất rõ trình tự sắp xếp các CH - BT ứng với mỗi đơn vị kiến thức cho từng bài học.

2.3.Quy trình sử dụng CH - BT trong dạy học STH khâu nghiên cứu tài liệu mới

Các CH - BT được thiết kế dưới dạng các hoạt động học tập tự lực của HS, được đánh số thứ tự 1, 2, 3,… theo trình tự lôgíc của bài học và được thể hiện rõ trong giáo án. Các hoạt động học tập này được chuyển đến tay HS dưới dạng các “phiếu học tập”.

Trong mỗi tiết học, căn cứ vào cách bố trí số lượng và tính chất các đơn vị kiến thức, chúng tôi chia chúng thành 3 nhóm:

- Các kiến thức HS cần được nghiên cứu trước ở nhà trước khi lĩnh hội trên lớp bằng hệ thống bài tập cho trước dưới dạng phát phiếu học tập. Đây

chủ yếu là những kiến thức khó, cần hiểu rõ bản chất như kiến thức khái niệm (Khái niệm Quần thể, Quần xã, Hệ sinh thái,…).

- Các kiến thức HS lĩnh hội ngay trên lớp bằng việc trả lời CH hay hoàn thành BT trong PHT thông qua hoạt động nhóm hoặc độc lập làm việc với SGK. Đây chủ yếu là các kiến thức về tính chất, quá trình, quy luật ( ví dụ: Các quan hệ giữa các cá thể trong quần thể; Các đặc trưng cơ bản của quần thể; Biến động số lượng cá thể của QT;…).

- Các kiến thức HS tự lực nghiên cứu cũng thông qua việc trả lời các CH hoặc hoàn thành BT trong PHT, làm ngay trên lớp hoặc làm ở nhà sau tiết học. Đây chủ yếu là các kiến thức chi tiết, mở rộng của đơn vị kiến thức lớn hơn hoặc những kiến thức có nội dung không phức tạp, hoặc nội dung liên hệ thực tế, HS có thể tự nghiên cứu SGK là có thể hiểu được và hoàn thàn được CH - BT ( ví dụ: Đặc điểm về sự phân bố cá thể trong quần thể; Quan hệ giữa các loại trong quần xã sinh vật; …).

Việc sử dụng linh hoạt các hoạt động học tập như trên cho phép GV dễ dàng giải quyết khó khăn về mặt thời gian trong mỗi tiết học (giải quyết

mâu thuẫn giữa nội dung kiến thức trong bài nhiều - đối nghịch với quỹ thời gian hạn hẹp trong một tiết học); đảm bảo tính vừa sức cho HS, lại có tác dụng biến quá trình học tập của HS thành một quá trình tự học liên tục.

2.3.1.Quy trình sử dụng CH - BT để hướng dẫn HS nghiên cứu trước tài liệu ở nhà

Bước 1:

GV ra CH hoặc BT (gồm có đoạn tư liệu từ SGK hoặc tư liệu khác do GV cung cấp, hoặc HS sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài học và các lệnh HS sẽ thực hiện) dưới dạng PHT.

Các PHT được chuyển tới tay HS vào cuối mỗi tiết học trước. Bước 2:

HS hoàn thành BT theo các lệnh hướng dẫn. HS thực hiện bước này ở nhà.

Thực chất, bước này giúp HS tiếp cận dần với những thông tin là cơ sở cho việc hình thành một kiến thức mới, thường là phức tạp với những dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bản chất. Đó là các khái niệm STH.

Bước 3:

Thực hiện trên lớp. HS báo cáo kết quả tự nghiên cứu của mình ở nhà, thảo luận nêu thắc mắc với HS khác và với GV.

Bước 4:

GV hướng dẫn HS tự rút ra kết luận về kiến thức mới. HS ghi những kiến thức cơ bản vào vở.

Ví dụ: Dạy khái niệm Quần xã sinh vật

Bước 1: GV ra BT sau vào PHT và phát cho HS sau bài học trước

Xét ví dụ sau: Đầu thế kỷ XIX, phía Bắc hẻm núi Colorado nổi tiếng của nước Mỹ có thảo nguyên Kaibab rộng tới 1.100km2, nơi đây có rất nhiều hươu rừng đủ cung cấp cho các tay thợ săn lão luyện. Nhưng đám thợ săn phát hiện ra một điều lạ lùng là: tuy đồng cỏ rất xanh tốt, nhưng đàn hươu rừng chỉ xấp xỉ 4000 con , dù cỏ mọc xanh tốt nữa số lượng hươu rừng cũng không tăng đáng kể. Sau này, những tay thợ săn lại phát hiện thêm điều mới nữa là ngoài hươu ra, trên thảo nguyên Kaibab còn có chó sói và sư tử.

Yêu cầu:

- Hãy liệt kê các loại sinh vật sống trên thảo nguyên Kaibab?

- Hãy dự đoán thứ tự xuất hiện các loại sinh vật sống trên thảo nguyên Kaibab? Liệu có thể thay đổi thứ tự đó được không? Vì Sao?

- Hãy nêu những mối quan hệ giữa các loài sinh vật sống trên thảo nguyên Kaibab?

- Vì sao số lượng hươu rừng chỉ xấp xỉ 4000 con? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các loại sinh vật trên bị tiêu diệt hết? Hãy điền các cụm từ thích hợp vào các vị trí (1), (2), (3) để hoàn chỉnh định nghĩa khái niệm QXSV sau đây:

Quần xã sinh vật là một tập hợp các …(1)…thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong…(2)… nhất định. Các sinh vật trong quần xã có…(3)… với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

Đáp án: (1): quần thể sinh vật

(2): một không gian và thời gian (3): mối quan hệ gắn bó

- Hãy sưu tầm một số tranh ảnh về QXSV? Bước 2: HS hoàn thành bài tập trên ở nhà.

Bước 3: Lên lớp GV cho HS báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà, thảo luận trên lớp, nêu thắc mắc.

Bước 4: GV và HS giải đáp thắc mắc và đưa ra đáp án đúng cho mỗi lệnh trong BT.

Từ đó, hướng dẫn HS phát biểu khái niệm QXSV.

2.3.2.Quy trình sử dụng CH - BT để dạy kiến thức mới bằng việc tổ chức các hoạt động tự lực cho HS trên lớp

Bước 1:

GV ra CH - BT (gồm có hướng dẫn nghiên cứu một mục trong SGK hoặc một đoạn tư liệu do GV cung cấp và các CH - BT tương ứng) dưới dạng PHT.

Bước 2: HS thảo luận trong nhóm, hoàn thành bài tập theo các lệnh hướng dẫn.

Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận trên lớp.

Bước 4 GV hướng dẫn HS tự rút ra kiến thức mới. HS ghi những kiến thức cơ bản vào vở.

Ví dụ: Khi dạy bài 35 – Môi trường sống và các nhân tố sinh thái; mục 2 - Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.

Bước 1: GV cho HS quan sát hình ảnh của 2 loài gấu: gấu trắng sống ở miền ôn đới và gấu chó sống ở miền nhiệt đới. và phát PHT có nội dung sau:

Gấu trắng ở vùng ôn đới có các đặc điểm

Gấu chó ở vùng nhiệt đới có các đặc điểm

………. - Kích thước tai, đuôi, chi: ……….. - Tỉ số S/V:

……….

……… - Kích thước tai, đuôi, chi: ……….. - Tỉ số S/V:

……….

(S: diện tích bề mặt cơ thể; V: thể tích cơ thể) Sau đó trả lời câu hỏi:

1. Ý nghĩa của những đặc điểm trên là gì?

2. Những đặc điểm trên là thường biến hay biến dị di truyền?

3. Hãy lấy ví dụ để chứng minh tỉ lệ S/V của vật thể nhỏ hơn thì trao đổi chất với môi trường ít hơn?

Bước 2: HS quan sát và thảo luận nhóm để hoàn thành những thông tin trong bảng và trả lời các câu hỏi kèm theo.

Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận những chỗ chưa thống nhất. Bước 4: GV công bố đáp án đúng và hướng dẫn HS nội dung của quy tắc Becman và quy tắc Allen và ý nghĩa của 2 quy tắc đó

Đáp án:

Gấu trắng ở vùng ôn đới có các đặc điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gấu chó ở vùng nhiệt đới có các đặc điểm

- Kích thước cơ thể: lớn hơn.

- Kích thước tai, đuôi, chi: nhỏ hơn. - Tỉ số S/V: nhỏ hơn

- Kích thước cơ thể: nhỏ hơn - Kích thước tai, đuôi, chi: lớn hơn - Tỉ số S/V: lớn hơn

Từ đó HS nắm được nội dung 2 quy tắc: quy tắc Becman về kích thước cơ thể và quy tắc Allen về kích thước bộ phận tai, đuôi, chi…và ý nghĩa của chúng.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 48 - 52)