- Chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp của thầy (cô).
2.2.4. Diễn đạt khả năng mã hoá các nội dung kiến thức đó thành CH BT
lời CH hoặc giải các BT sẽ lĩnh hội kiến thức mới có hệ thống theo mục tiêu bài học.
2.2.4. Diễn đạt khả năng mã hoá các nội dung kiến thức đó thành CH - BT BT
Các CH - BT được thiết kế nhìn chung có 2 phần chính:
Phần thứ nhất là tài liệu có tính nguyên liệu để cung cấp cho phần thứ hai của BT là các câu hỏi hướng dẫn HS gia công tư liệu do phần thứ nhất cung cấp để rút ra kiến thức.
- Phần thứ nhất: Tài liệu có tính chất “nguyên liệu” bao gồm: + Đoạn tư liệu trong SGK
+ Đoạn tư liệu trích trong các tài liệu tham khảo + Các tập hợp từ, cụm từ cho trước
+ Các thông tin, gợi ý cho trước + Các ví dụ cho trước
+ Hình vẽ cho trước
+ Các thí nghiệm và kết quả cho trước + Một nhận định.
- Phần thứ hai: Các CH hướng dẫn HS hoạt động tư duy, xử lí các dữ liệu đã có (thực chất là việc thực hiện các lệnh xử lí thông tin) bao gồm:
+ Tóm tắt nội dung, liệt kê sự kiện, lập sơ đồ hệ thống hoá
+ Trả lời ngắn các CH, chọn câu trả lời đúng trong tập hợp các câu cho trước
+ Điền từ, cụm từ, đoạn thông tin thích hợp vào bảng, vào ô trống, vào hình vẽ, vào bản đồ khái niệm.
+ Mô tả hình vẽ, ghi chú thích cho hình vẽ, phân tích hình vẽ + Phát biểu các dấu hiệu đặc trưng của một khái niệm, quy luật... + Lập bảng so sánh, lập bản đồ khái niệm
+ Dự đoán kết quả thí nghiệm, giải thích thí nghiệm + Thu thập, bố cục thông tin, viết bài, trình diễn..
Như vậy, căn cứ vào cấu trúc BT, chúng tôi đã diễn đạt khả năng mã hoá các nội dung kiến thức thành các dạng BT sau:
1. Dạng BT đọc 1 đoạn tư liệu trong SGK hoặc GV cung cấp, HS thực hiện các lệnh để tự lực rút ra kiến thức (xem ví dụ dạy khái niệm QT, QXSV,…).
2. Dạng BT lựa chọn nội dung thích hợp để điền vào bảng, vào ô trống, vào bản đồ khái niệm, vào hình vẽ… ( xem ví dụ dạy sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ; các đặc trưng cơ bản của quần thể như tỉ lệ giới tính; các dạng biến động số lượng cá thể của QT, trạng thái cân bằng của QT…).
3. Dạng BT từ các ví dụ cho trước, HS phát hiện và phát biểu thành các dấu hiệu đặc trưng của mỗi khái niệm (xem ví dụ dạy các mối quan hệ sinh thái trong quần xã hoặc từ các ví dụ cho trước, HS đối chiếu với các dấu hiệu trong SGK để phát hiện rút ra kiến thức sinh thái mà ví dụ muốn chuyển tải (xem ví dụ dạy kích thước của quần thể, ví dụ dạy quan hệ giữa các loài trong quần thể; khái niệm diễn thế sinh thái…).
4. Dạng BT học sinh sưu tầm tư liệu, bố cục nội dung, thuyết trình trên lớp (xem ví dụ dạy sự tăng trưởng của quần thể người; chu trình cácbon,…).
5. Dạng BT phân tích hình vẽ, bảng biểu, số liệu trả lời câu hỏi để tự lực phát triển kiến thức ( xem ví dụ dạy trạng thái cân bằng quần thể; chu trình sinh địa hóa các chất, hiện tượng khống chế sinh học… ).
6. Dạng BT lập bảng so sánh, lập bản đồ KN (xem ví dụ yêu cầu lập bảng phân biệt các loại DTST, lập bản đồ KN về các mối quan hệ sinh thái cơ bản giữa SV với SV, các kiểu HST…).
* Căn cứ vào việc sử dụng CH - BT ở các thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học có thể chia CH - BT chúng tôi đã thiết kế thành các dạng sau: 1. CH - BT hướng dẫn HS nghiên cứu trước tài liệu ở nhà trước khi tiếp thu kiến thức mới trên lớp.
2. CH - BT định hướng việc tiếp thu kiến thức mới cho HS ngay trên lớp. 3. CH - BT định hướng HS tự nghiên cứu một đơn vị kiến thức của bài học.
Các CH được thiết kế thành một hệ thống các CH kế tiếp logic để ứng với một đơn vị kiến thức nhất định hoặc lồng vào các bài tập tự lực, xem việc trả lời CH là một phần yêu cầu phải hoàn thành trong nội dung BT.
Những yêu cầu kĩ thuật đối với các CH - BT được thiết kế:
- CH - BT phải bảo đảm một tỉ lệ phù hợp giữa cái đã biết với cái chưa biết về đối tượng nhận thức và phù hợp với chủ đề nhận thức nhất định.
- Ngôn ngữ của CH và các lệnh trong BT phải rõ ràng để tránh việc hiểu CH theo những cách khác nhau, đảm bảo tính đơn trị của CH.
- CH - BT phải hạn chế phạm vi tìm tòi các dữ kiện để phù hợp với điều