- Chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp của thầy (cô).
2.3.3. Quy trình sử dụng CH BT để hướng dẫn HS tự lực nghiên cứu một đơn vị kiến thức của bài học
cứu một đơn vị kiến thức của bài học
Bước 1:
GV ra CH hoặc BT dưới dạng PHT phát cho HS, yêu cầu HS tự nghiên cứu một đoạn kiến thức trong SGK, tìm câu trả lời cho các CH hoặc làm bài tập
Bước 2:
HS nghiên cứu SGK, tìm ý để trả lời CH hoặc làm BT.
Trong một số trường hợp, việc trả lời CH - BT của HS được dựa trên căn cứ những hiểu biết hoặc những dự đoán lôgic của HS.
Tùy vào quỹ thời gian cho phép của mỗi tiết học, GV sẽ yêu cầu HS thực hiện bước này ở trên lớp hoặc về nhà.
Bước 3:
HS báo cáo kết quả, thảo luận trên lớp.
Tùy theo tiến trình ở bước 2 mà bước này sẽ được thực hiện trong tiết học đó hoặc đầu tiết học sau.
Bước 4: GV công bố đáp án. Đáp án đúng chính là nội dung kiến thức HS cần lĩnh hội.
HS tự ghi chép những kiến thức lĩnh hội được thông qua việc hoàn thành CH - BT.
Ví dụ dạy kiến thức: Thích nghi của sinh vật với ánh sáng Bước 1:
GV yêu cầu HS về nhà tự lực nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế để hoàn thành phiếu học tập sau:
Thích nghi của sinh vật với ánh sáng Hình thái Giải phẫu Hoạt động Ý nghĩa - Thực vật ưa sáng - Thực vật ưa bóng
- ĐV hoạt động ban ngày - ĐV hoạt động ban đêm Và trả lời câu hỏi:
1. Dựa vào sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng thực vật và động vật ngoài chia thành 2 nhóm trên còn có thể chia thành nhóm nào nữa?
2. Những sự thich nghi đó là thích nghi kiểu hình hay thích nghi kiểu gen? Bước 2: HS về nhà đọc SGK, tìm câu trả lời cho mỗi CH.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, thảo luận những thắc mắc chưa thống nhất Bước 4: GV công bố đáp án.
Sự thích nghi của thực vật ưa sáng: lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhờ đó mà tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá,…(tr.152, dòng 5, 6, 7, 8↑)
Sự thích nghi của thực vật ưa bóng: phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang, nhờ đó thu nhận được nhiều ánh sáng tán xạ,…(tr.152, dòng 2, 3↑)
Sự thích nghi của động vật hoạt động ban ngày: Cơ quan tiếp nhận thị giác bình thường, thân có màu sắc sặc sỡ như những tín hiệu sinh học: nhận biết đồng loại, quyến rũ nhau trong họp đàn sinh sản, để ngụy trang tránh kẻ thù, hay để dọa nạt ,…(tr.153, dòng 1, 2, 3↓)
Sự thích nghi của động vật hoạt động ban đêm: cơ quan thị giác thường kém phát triển hoặc quá tinh; màu sắc trên thân tối xỉn, những sinh vật sống sâu thì thị giác tiêu giảm,…(tr.153, dòng 6, 7, 8↓)
Ngoài ra, thực vật còn có nhóm cây chịu bóng; động vật còn có nhóm hoạt động vào lúc chênh tối, chênh sáng (hoàng hôn hay bình minh)
Sự thích nghi đó là thích nghi kiểu gen vì được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài.
Đáp án đúng chính là nội dung kiến thức HS cần lĩnh hội.
* Bản chất của việc sử dụng CH - BT theo những quy trình trên là ở chỗ GV biết tổ chức cho HS tự học với những hoạt động như:
- Tác động lên nội dung học tập (đối tượng học): sắp xếp, chuyển dời, sưu tầm, tra cứu, quan sát, mô tả, phân tích, tổng hợp,… để làm bộc lộ bản chất của đối tượng STH.
- Diễn đạt ra giấy những sự kiện, hiện tượng sinh thái đã phát hiện được bằng từ ngữ, bằng hình vẽ, kí hiệu, hoặc sơ đồ hóa,…
- Tổng hợp, khái quát hóa hình thành khái niệm, quy luật STH.
- Vận dụng khái niệm, quy luật đã học để giải thích các hiện tượng hoặc các hoạt động thực tế trong sản xuất và bảo vệ MT (từ khái niệm trở về với hành động thực tế).
- Tự đánh giá, rút kinh nghiệm về cách hành động; tự sửa chữa sai sót đã mắc phải và tự điều chỉnh thái độ hành vi của mình ngày càng hợp lý hơn.
Rõ ràng, với việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho HS tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn thông qua sự hướng dẫn bằng hệ thống CH – BT như trên. GV đã đóng vai trò hướng dẫn – tổ chức – trọng tài, cố vấn, kết luận, KT; còn HS với vai trò chủ thể của hoạt động học đã tự nghiên cứu – tự thể hiện – tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Việc tổ chức HS tự tìm hiểu, giải quyết một vấn đề học tập bằng hệ thống CH – BT theo hướng phát huy cao độ khả năng tự học của HS như phân tích ở trên sẽ làm cho HS tự chiếm lĩnh các KN, quá trình và quy luật sinh thái một cách chính xác, làm cơ sở để tích hợp hữu cơ với giáo dục MT, dân số và các mặt giáo dục khác,…Nhưng hiệu quả tối đa và rất cơ bản là HS đã học bằng hành động của chính mình, đã “làm để học” và làm quen dần với tự học, kiến thức học được của HS trở nên vững chắc hơn và năng lực tư duy, năng lực tự học, trí thông minh, suy luận của HS cũng được phát triển. Như một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khả năng lưu giữ thông tin của con người thông qua đọc là 5%, nghe: 15%, nhìn: 20%, nghe và nhìn: 25%; thảo luận: 55%; thu nhận kinh nghiệm bằng hành động:75%; dạy lại người khác:90%.