Phân loại CH dựa vào các hình thức diễn đạt

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 25 - 29)

- CH tự luận (trắc nghiệm chủ quan): là dạng trắc nghiệm dùng những câu hỏi mở yêu cầu HS xây dựng câu trả lời. Dạng này là dạng truyền thống quen thuộc, được xem là trắc nghiệm chủ quan vì việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào chủ quan vào người hỏi, chấm. Đây là dạng CH được sử dụng rộng rãi trong DH ở nước ta hiện nay.

- CH trắc nghiệm khách quan: là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi CH có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại CH này cung cấp cho HS một phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu HS phải chọn câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại CH này được gọi là CH đóng, được xem là khách quan vì chúng đảm bảo tính khách quan khi đánh giá, không phụ thuộc ý kiến đánh giá của người chấm. Sử dụng CH trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm sau:

+ Cho phép trong một thời gian ngắn đề cập được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức. Nếu sử dụng để KT, phạm vi KT của một bài trắc nghiệm khách quan là khá rộng, chống lại khuynh hướng học tủ, chỉ tập trung vào một vài kiến thức trọng tâm ở vài chương trọng điểm. Trong một tiết kiểm tra cổ truyền chỉ nêu được vài CH mở thì với loại trắc nghiệm khách quan có thể nêu lên vài chục CH, làm tăng thêm độ tin cậy trong đánh giá HS.

+ Trắc nghiệm khách quan tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu đánh giá chấm bài.

+ Trắc nghiệm khách quan đảm bảo tính khách quan khi đánh giá, chấm điểm, tránh được những sai lệch do đánh giá chủ quan của người chấm.

+ Sử dụng CH trắc nghiệm khách quan gây được hứng thú và tính tích cực học tập của HS. HS sớm biết kết quả câu trả lời của mình là đúng hay sai. HS có thể tự đánh giá câu trả lời của mình và tham gia đánh giá câu trả lời của các bạn.

Những loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan * Câu “đúng – sai”

Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là CH) HS trả lời câu đó là đúng hay sai. Loại CH này thích hợp để kiểm tra những kiến thức sự kiện, cũng có thể dùng dể kiểm tra về định nghĩa các khái niệm, nội dung các định luật. Loại này đòi hỏi trí nhớ, ít có khả năng phân biệt HS giỏi với HS kém.

Khi viết loại CH trắc ngiệm khách quan kiểu “đúng - sai”, cần chú ý những điểm sau:

- Chọn câu dẫn nào mà một HS trung bình khó nhận ra là đúng hay sai - Không nên trích nguyên văn những câu trong SGK.

- Mỗi câu dẫn chỉ nên diễn tả một ý duy nhất.

- Trong một bài trắc nghiệm kiểu này không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, không nên bố trí số câu đúng theo một trật tự có tính chu kì.

* Câu nhiều lựa chọn

Mỗi CH nêu ra có 3 đến 5 câu trả lời sẵn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng hoặc có nhiều lựa chọn đúng. Những câu trả lời khác được xem là

câu “gây nhiễu” hoặc “cài bẫy”. HS phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được. Các câu “gây nhiễu” hoặc “gài bẫy” có vể bề ngoài là đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúng một phần.

Loại câu nhiều lựa chọn được sử dụng rộng rãi nhất, kích thích suy nghĩ nhiều hơn loại CH “đúng – sai”.

Khi viết CH loại này cần chú ý những điểm sau:

- Phần gốc có thể là một CH hoặc là một câu bỏ lửng và phần lựa chọn là câu bổ sung để phần gốc trở nên đủ nghĩa.

- Phần lựa chọn nên từ 3 đến 5, tuỳ trình độ kiến thức và trình độ kiến thức và tư duy của HS.

- Tránh xếp câu trả lời đúng nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở mọi CH. * Câu ghép đôi

Loại này thường gồm 2 dãy thông tin. Một dãy là những CH (hoặc câu dẫn). Một dãy là những câu trả lời (hay câu để chọn lựa). HS phải tìm ra câu trả lời ứng với CH.

Loại CH này thích hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức có liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện.

Khi viết CH loại này cần chú ý những điểm sau:

- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một nhóm có liên quan, HS có thể nhầm lẫn.

- Dãy CH và câu trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu ra lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn.

- Thứ tự câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự CH để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn.

* Câu điền

Câu dẫn có để một vài chỗ trống “…”. HS phải điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp.

Loại CH này dễ viết nhưng khó chấm, HS có thể điền những từ khác ngoài dự kiến của đáp án.

- Bảo đảm mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ (hay một cụm từ) thích hợp, thường là các khái niệm mấu chốt của bài học.

- Mỗi câu chỉ nên có một hoặc hai chỗ trống, được bố trí ở giữa hoặc cuối câu. Các khoảng trống chỉ nên có độ dài bằng nhau để HS không đoán được từ phải điền vào là dài hay ngắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tránh dùng những câu trích nguyên văn trong SGK vì sẽ khuyến khích HS học thuộc lòng.

- Khi biên soạn một nhóm câu điền, nên cho các từ sẽ dùng để điền để HS không điền bằng những từ ngoài dự kiến, khó chấm.

* Câu hỏi trả lời ngắn

Loại câu hỏi này yêu cầu HS tự tìm một câu trả lời rất gọn, có thể chỉ là một từ, một cụm từ hoặc một câu ngắn.

* Câu hỏi kiểm tra qua hình vẽ:

Loại câu hỏi này yêu cầu HS chú thích một vài chi tiết để trống trên một hình vẽ, sửa một chi tiết sai trên một đồ thị hay biểu đồ, sơ đồ.

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1. Thực trạng dạy - học STH trong nhà trường THPT hiện nay

Để tìm hiểu thực trạng dạy - học STH ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn của GV, tìm hiểu qua phiếu khảo sát với các GV Sinh học, với các em HS khối 12 thuộc các trường THPT 1/5 Nghĩa Đàn, THPT Trần Đình Phong - Yên Thành, THPT Bắc Yên Thành trong năm học 2008 - 2009.

Chúng tôi đã thiết kế các phiếu khảo sát sau:

- Phiếu số 1: Khảo sát mức độ hiểu biết của GV Sinh học (30 GV trong đợt bồi dưỡng thường xuyên hè 2009) về PPDH và đổi mới PPDH.

- Phiếu số 2: Khảo sát tình hình sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, CH -BT của GV (30 GV) trong dạy học STH - THPT.

- Phiếu số 3: Khảo sát thái độ, PP học tập của HS (550 HS) khi học phần STH - THPT.

Sau đây là tổng hợp kết quả khảo sát:

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh (Trang 25 - 29)