- Chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp của thầy (cô).
2.2.3. Lập dàn ý bài học và xác định nội dung kiến thức trong bài có thể mã hoá thành CH BT
thể mã hoá thành CH - BT
Muốn xác định đúng đắn nội dung kiến thức để mã hoá thành CH - BT thì công việc đầu tiên của GV là phải xác định được nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy như đã phân tích ở trên. Kĩ năng cần thiết của GV là phải phân chia được nội dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức, chuẩn bị cho việc mã hoá CH - BT phù hợp. Những đơn vị kiến thức trong SGK mới hiện nay rất thuận lợi cho việc tự lực nghiên cứu SGK của HS, bởi vậy dễ dàng xác định được logíc vận động của nội dung cơ bản , trọng tâm của bài học. Có như vậy thì mới có thể thiết kế được CH - BT gắn với mục tiêu bài học. Ngoài ra, người giáo viên cũng cần cập nhật chính xác hoá lại những nội dung kiến thức mà SGK không có điều kiện trình bày đầy đủ.
Trong từng bài học cụ thể, tiến hành lập dàn ý theo cấu trúc hợp lí là thuận lợi nhất cho việc thiết kế CH - BT. Dàn bài là một tổ hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản của bài học. Mỗi đề mục chứa đựng một nội dung và có giới hạn tương đối với đề mục khác. Lập dàn ý cho bài học cần phải xác định mối quan hệ giữa các đề mục với nhau, giữa mục lớn với các mục nhỏ; kết hợp giữa việc tách ra ý chính và thiết lập mối quan hệ giữa các ý chính; rồi tiếp tục phân chia nội dung ra từng phần nhỏ, thành các đơn vị kiến thức làm cơ sở cho việc chuẩn bị thiết kế các CH - BT. Trong những đơn vị kiến thức đó, lại cần xác định nội dung cơ bản là trọng tâm của bài. Đây là một khâu quan trọng cho phép xác định toạ độ cần tập trung gia công sư phạm các nội dung thành các CH - BT. Đồng thời đây cũng là tiêu điểm để đối chiếu với mục tiêu bài học đã được thể hiện như thế nào, giúp cho việc đánh giá kết quả học tập của HS sau bài học.
* Yêu cầu đối với các CH - BT trong khâu nghiên cứu tài liệu mới
- Mỗi CH - BT phải định hướng và tổ chức được các hoạt động tự lực cho HS làm việc với SGK và các nguồn tài liệu khác. Cần cho việc trả lời CH hoặc giải các BT để tự lực chiếm lĩnh tri thức mới.
- Mỗi CH - BT phải hàm chứa “ một liều” kiến thức để tổ chức HS trả lời hoặc giải các BT sẽ hình thành được kiến thức mới.