1. Giới hạn sinh thái
Hoạt động 2. HS thực hiện trên lớp theo nhóm
GV phát phiếu học tập có nội dung sau:
Trong phòng ấp trứng tằm, người ta giữ nhiệt độ cực thuận 250C và cho thay đổi độ ẩm của không khí, thấy kết quả như sau:
Độ ẩm tương đối của không khí Tỉ lệ trứng nở 74% 76% … 86% 90% … 94% 96% Không nở 5% nở 90% nở 90% nở 5% nở không nở
1. Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp nhất, gây hại cao đối với việc nở của trứng tằm.
2. Giả thiết máy điều hoà nhiệt độ của phòng không giữ được nhiệt độ cực thuận 250C nữa, kết quả nở của trứng tằm còn như ở bảng trên nữa không? Nó sẽ như thế nào nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn?
3. Vẽ sơ đồ tác động của độ ẩm lên sự phát triển của trứng tằm. 58
HS nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập trên theo nhóm.
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét kết quả của nhau. Từ đó HS rút ra được kiến thức:
- Khái niệm giới hạn sinh thái: SGK
- Khoảng thuận lợi: SGK
- Khoảng chống chịu: SGK
2. Ổ sinh thái
Hoạt động 3: GV cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nơi ở là gì? 2. Ổ sinh thái là gì?
3. Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái?
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ổ sinh thái?
Qua phân tích ví dụ trên, HS nắm rõ được bản chất của HS: - Khái niệm ổ sinh thái: SGK
- Phân biệt ổ sinh thái với nơi ở.
- Biết được ý nghĩa thực tiễn của việc phân hoá ổ sinh thái.