- Hoạt động 2, 3: thực hiện trên lớp
I.Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
Hoạt động 1.GV tổ chức cho HS thảo luận, chính xác hoá nội dung trong
phiếu học tập đã phát cho HS sau tiết học trước. Nội dung phiếu học tập:
Ví dụ về sự hình thành quần thể hải li do người thực hiện tại rừng cấm Voronej trong hồ nước cạnh sông Kerverin (Liên Xô).
Nơi sinh sống gồm có các cây thông nước, sậy, hương bồ, các bụi liễu, các cây dương… Người ta đã thả vào đó 5 cặp hải li trưởng thành.
Nơi sinh sống phù hợp với đời sống hải li nên một thời gian đáng kể, chúng sinh con đẻ cái và tạo thành một quần thể thực sự. Quả vậy, sau một năm tất cả các con cái đều đẻ con. Sang năm thứ hai, khi các con cái đẻ lứa tiếp theo thì quần thể đã có những con một năm tuổi. Sang năm thứ ba, những cá thể hai năm tuổi chuẩn bị ra ở riêng sống độc lập. Thoạt đầu, số lượng cá thể của quần thể tăng rất nhanh. Tỉ lệ gia tăng 80 – 100% theo đầu mỗi cá thể cái, trong khi đó ở những QT hải li đã trưởng thành và ổn định thì chỉ đạt 25 –
30%. Các cá thể trưởng thành sinh dục tiếp tục ghép đôi. Đến năm thứ sáu và bảy, các cá thể hải li đã triển khai chiếm cứ hầu hết những nơi ở thuận lợi, nguồn sống đầy đủ, mỗi cá thể trưởng thành đều có 3 hoặc 4 con non. Sang năm thứ tám bắt đầu có những trở ngại như thiếu nơi ở nguồn thức ăn bị cạn kiệt dần (cây dương lùi sâu cách bờ hàng chục mét, các bụi liễu thưa đi rõ rệt). Từ năm thứ tám, thứ chín, QT hải li bị giảm sút rõ rệt, phần lớn hải li mẹ chỉ còn một hoặc hai con non, tỉ lệ tử vong con non tăng, đặc biệt hải li hai tuổi. Vào mùa xuân, hải li hai tuổi phát tán sang hồ mới.
Đọc đoạn ví dụ trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy nêu mối quan hệ giữa các cá thể hải li với nhau và với môi trường sống. Kết quả của các mối quan hệ đó là gì?
2. Vẽ một sơ đồ thể hiện sự biến động số lượng của quần thể hải li theo thời gian. Phân tích mối quan hệ sinh thái chi phối sự biến động đó và phương thức tự điều chỉnh số lượng cá thể đã diễn ra ở quần thể hải ly. 3. Vì sao trong những năm đầu số lượng hải li lại tăng nhanh?
4. Theo em, khi nào QT hải li hình thành ổn định?
5. Vì sao từ năm thứ tám, thứ chín, QT hải ly lại giảm sút rõ rệt? 6. Từ phân tích trên, hãy phát biểu định nghĩa khái niệm quần thể?
7. Các đặc trưng cấu trúc như mật độ, thành phần nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, ….có thể xem như hằng số sinh học không? Vì sao?
HS báo cáo kết quả, thảo luận, GV kết luận, hướng dẫn HS: - Phát biểu khái niệm quần thể.
- Nêu các giai đoạn trong quá trình hình thành quần thể.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể.