- Chờ câu trả lời từ phía các bạn, phần giải đáp của thầy (cô).
2.1.1. Bám sát mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy - học là mục tiêu rộng hay mục tiêu cụ thể đến từng đơn vị bài học ứng với các nội dung nhất định đều được hiểu là cái đích và yêu cầu cần phải đạt được của quá trình dạy - học. Các lĩnh vực phẩm chất phải đạt được của mục tiêu dạy - học là: kiến thức, hành vi, thái độ. Theo đó khi thiết kế mục tiêu cho dạy - học STH nói chung, cho từng bài bài học STH phải phản ánh các lĩnh vực đó. Cụ thể là: Sau mỗi bài học sinh thái HS phải có sự chuyển biến, tiến bộ về kiến thức STH, về kĩ năng hành động trí tuệ, hoạt động thực hành, về thái độ và hành vi đối xử với môi trường sống, với thiên nhiên,…
Do đó, khi ra CH - BT phải bám sát mục tiêu dạy - học, nghĩa là các CH, BT đó cho phép định hướng sự tìm tòi suy nghĩ của HS để lí giải một hiện tượng hay phát hiện một tri thức nào đó trong bài học. Qua đó, rèn luyện kĩ năng tư duy và hành động - một yếu tố quan trọng của nhân cách HS.
Thực chất của việc xác định mục tiêu bài học là: xác định yêu cầu cần đạt được của người học sau khi học bài học đó, chứ không phải là việc mô tả những yêu cầu về nội dung mà chương trình quy định, nó không phải là chủ đề của bài học, mà là cái đích bài học phải đạt tới; nó chỉ rõ nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành.
Mục tiêu bài học đặt ra cho HS thực hiện phải được diễn đạt ngắn gọn, cụ thể bằng những động từ hành động cho phép dễ dàng đo được kết quả của các hành động học tập của HS.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, quá trình đạt mục tiêu bài học chính là quá trình HS tự tìm cách trả lời các CH, BT; nó vừa là phương tiện cụ thể hoá mục tiêu dạy - học, vừa quy định và định hướng cách thức tìm tòi nội dung học tập, nên đó là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục nhân cách cho HS.