1. Các mối quan hệ sinh thái
Hoạt động 4.
Hoạt động này GV giao cho HS về nhà nghiên cứu SGK tìm hiểu đặc điểm của các mối quan hệ để trả lời các CH trong PHT sau:
Có các hiện tượng sau:
- Rễ của các cây nối liền nhau ở nhiều loài cây. - Tự tỉa ở thực vật
- Chim ăn sâu.
- Làm tổ tập đoàn giữa nhạn bể và cò. - Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến và tổ mối. - Hải quỳ và tôm kí cư.
- Đây tơ hồng trên cây bụi. - Địa y.
- Cáo ăn gà.
- Ăn lẫn nhau khi số lượng tăng quá cao. - Cây mọc theo nhóm.
- Giun sán sống trong hệ tiêu hoá của lợn. - Bèo dâu.
- Tảo giáp tiết ra chất gây đỏ nước làm chết nhiều loài động vật, thực vật trong ao hồ.
1. Sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái phù hợp? 2. Các quan hệ đó được hình thành bởi cơ chế sinh học nào?
3. Tại sao có thể nói mối quan hệ: “Một sinh vật ăn một sinh vật khác” chính là động lực quan trọng, giúp cho sự tiến hoá không ngừng của sinh vật?
3. Vì sao có thể ví việc nhập nội một loài sinh vật vào một quần xã sinh vật ổn định cũng tương tự như ghép một cơ quan vào cơ thể người? (như ghép tuỵ chẳng hạn)
2. Hiện tượng khống chế sinh học
Hoạt động 5:GV phát PHT có nội dung sau cho các nhóm:
Năm Số lượng chuột (Con
mồi)
Số lượng cáo (Vật ăn thịt)
1950 1050 200
1951 800 425
1952 426 851
1953 730 3001954 980 153 1954 980 153 1955 620 399 1956 380 548 1957 680 403 1958 1010 255
Hãy trả lời các câu hỏi sau:.
1. Vẽ các đường biểu diễn sự biến động số lượng cá thể của quần thể cáo, quần thể chuột bắc cực?
2. Từ sơ đồ đường biểu diễn trên em thấy chu kì biến động số lượng vật ăn thịt so với con mồi chu kì của loài nào xảy ra trước? Vì sao?
3. Cũng từ sơ đồ trên em thấy chu kì biến động của loài nào có biên độ thấp hơn? Vì sao?
4. Giải thích mối quan hệ giữa sự biến thiên số lượng cá thể cáo và chuột bắc cực?
5. Hiện tượng trên gọi là khống chế sinh học. Vậy em hiểu hiện tượng khống chế sinh học là gì?
6. Theo em hiện tượng khống chế sinh học có mối quan hệ như thế nào tới trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã không?
7. Người ta ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học trong nông nghiệp như thế nào?
HS thảo luận để trả lời hệ thống câu hỏi trên, sau đó báo cáo kết quả. GV kết luận, hoàn chỉnh kiến thức về hiện tượng khống chế sinh học.
Củng cố
Bài tập về nhà
Hãy so sánh các hệ thống sống ở mức cá thể, quần thể, quần xã theo bảng sau:
Các chỉ tiêu Cá thể Quần thể Quần xã
- Thành phần cấu trúc
………&………
Bài 41. Diễn thế sinh tháiMục tiêu. Mục tiêu.
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
- Phát biểu được khái niệm diễn thế sinh thái. Lấy ví dụ.
- Phân biệt được hai loại diễn thế sinh thái. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Xác định được nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái.
- Chứng minh được ý nghĩa to lớn của các quy luật diễn thế sinh thái trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Tiến trình tổ chức bài học
Kiểm tra bài cũ: HS báo cáo kết quả phần GV giao về nhà. GV kết luận.HS rút ra kiến thức cần lĩnh hội
Nội dung bài học
Hoạt động 1, 2 HS thực hiện trênlớp.
Hoạt động 3, 4 HS tự nghiên cứu trên lớp và về nhà