Trước việc thị trường BĐS đóng băng từ cuối năm 2004 đến nay, Nhà

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay pdf (Trang 83 - 85)

nước cần có những giải pháp để can thiệp vào thị trường, giảm thiểu sự tác động xấu đối với nền kinh tế là:

- Trước mắt tạm dừng đầu tư hoặc cấp phép đầu tư các dự án khu đơ thị, khu dân cư, trong đó tập trung vào các thành phố lớn. Đây là biện pháp giảm cung về nhà đất để không làm trầm trọng thêm sự mất cân đối về cung cầu hiện tại đã đang quá lớn. Biện pháp này sẽ làm ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai cho NSNN nhưng về lâu dài thì đây là giải pháp cần thiết.

- Nhà nước thực hiện các biện pháp để kích cầu về nhà ở; có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại tham gia kích cầu. Thực tế là nhu cầu về nhà ở trong dân cư còn rất cao, nhưng do giá nhà đất quá cao, bất hợp lý so với thu nhập

và khả năng tài chính của dân để trả ngay 1 lần khi mua nhà; vì vậy nếu được sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà đầu tư, ngân hàng thì đây cũng là một giải pháp quan trọng để góp phần lập lại cân đối cung cầu về nhà đất. Suy cho cùng thì đây cũng là giải pháp để giúp Nhà nước, các ngân hàng thương mại, vì trong giai đoạn hiện nay nếu Nhà nước không hỗ trợ, ngân hàng rút vốn đã cho vay, không tiếp tục cho vay vốn để đầu tư thì các cơng ty kinh doanh BĐS và các nhà đầu tư BĐS rất dễ phá sản khi thời gian đóng băng dài; tác động xấu đến các hoạt động khác của nền kinh tế, các ngân hàng cũng sẽ bị tác động theo.

Trên đây là những giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính đối với đất đai hiện hành trên quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và kinh nghiệm của một số nước trong quản lý đất đai, với mục đích khai thác tối đa nguồn nội lực đất đai phát triển kinh tế đất nước, phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp vì động chạm đến lợi ích kinh tế của rất nhiều nhóm chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện phù hợp để thúc đẩy quá trình này trên cơ sở giải quyết hài hịa các quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu với các chủ thể kinh tế khác. Do tính chất phức tạp của quan hệ kinh tế về đất đai, sự đa dạng về hình thức vận động của các nguồn tài chính từ đất đai cũng như hình thức khai thác các nguồn lực đó, việc nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở nước ta trong giai đoạn trước mắt và lâu dài chỉ có thể thực hiện thơng qua hệ thống các giải pháp đồng bộ từ công tác quy hoạch tới thể chế hóa bằng chính sách các quan hệ đất đai và bộ máy thực hiện các chính sách về đất đai.

KẾT LUẬN

Đất đai, nguồn lực tài chính từ đất đai ln giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước, việc xây dựng chính sách, nhất là các chính sách tài chính đối với đất đai đã được đổi mới về cơ bản về nhận thức so với trước đó làm thức dậy nguồn tiềm năng từ đất; các cơ chế như: tạo vốn từ quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng, góp vốn liên doanh bằng giá trị QSDĐ, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, thuế đất... đã tạo ra nguồn thu trực tiếp cho NSNN mỗi năm khoảng 12.000 tỷ đồng, là nguồn thu ổn định, bền vững của ngân sách địa phương. Tuy nhiên, vẫn cịn có thể khai thác tốt hơn nữa nguồn lực tài chính từ đất đai để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế; do vậy, tìm ra các giải pháp tài chính nhằm khai thác cao nhất nguồn nội lực từ đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế là một đòi hỏi cấp bách.

Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc cả về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài: "Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay" đã thực hiện tổng hợp những cơ sở lý luận về nguồn lực đất đai, chính sách tài chính khai thác nguồn lực đất đai và kinh nghiệm về chính sách tài chính đối với đất đai của một số nước trên thế giới; trên cơ sở phân tích hệ thống chính sách tài chính đối với đất đai hiện hành của Việt Nam, rút ra những nhận xét về những mặt đã làm được và những tồn tại; từ đó đề xuất các giải pháp tài chính đối với đất đai nhằm khai thác tốt nguồn nội lực đất đai để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính từ đất đai là vấn đề phức tạp, vận động và phát triển không ngừng dưới tác động của lực lượng sản xuất và các quy luật của thị trường, do vậy luận văn mới chỉ bước đầu tham gia vào luận giải. Việc nghiên cứu về nguồn lực tài chính từ đất đai cần được tiếp tục bổ sung hoàn thiện và phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay pdf (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)