Từ cuối năm 2004, đặc biệt từ đầu năm 2005 trở lại đây, một vấn đề mới nảy sinh là sự chìm lắng của thị trường BĐS, khối lượng các giao dịch nhà đất trên thị trường ngày càng giảm sút gần như đóng băng gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai của Nhà nước, tác động xấu đến nhiều lĩnh vực nhất là các cơng ty có
hoạt động kinh doanh BĐS và các ngân hàng thương mại. Việc thị trường BĐS đóng băng thực ra đã được báo trước do quy luật vận động của thị trường (từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế KTTT định hướng XHCN đã có ít nhất hai chu kỳ tăng giảm giao dịch và giá giao dịch, lần đống băng gần đây vào năm 1994 - 1996 đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế); ngoài ra, những biểu hiện của thị trường trong năm 2003, 2004 là giá đất và khối lượng giao dịch tăng bất thường đã thể hiện đây là thị trường giao dịch ảo, nạn đầu cơ đất đai, kích cầu ảo lan tràn,...
Nguyên nhân của việc giảm sút giao dịch ngồi ngun nhân khách quan là tính quy luật của thị trường tăng giảm theo chu kỳ thì cũng có ngun nhân chủ quan chính là việc bng lỏng quản lý quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước, thể hiện ra bằng việc hàng loạt các khu đô thị mới, khu dân cư được phê duyệt, được đầu tư mà không quan tâm đến nhu cầu và khả năng của dân cư.
Nếu trong thời gian này, Nhà nước khơng có những giải pháp để can thiệp kịp thời, thì thị trường BĐS sẽ tiếp tục giảm sút, thời gian đóng băng dài tác động xấu đến nền kinh tế, đối tượng chịu tác động xấu đầu tiên sẽ là các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS và các ngân hàng thương mại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
- Cùng với sự khơi phục và phát triển KTTT định hướng XHCN thì nhận thức về nguồn lực tài chính từ đất đai đã được quan tâm, bổ sung và phát triển tạo cơ sở cho những chuyển đổi không ngừng của hệ thống cơ chế chính sách khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trong chế độ sở hữu tồn dân về đất đai ở nước ta.
- Trong thời gian qua, kể từ khi đổi mới, các chính sách tài chính về đất đai đã khơng ngừng được sửa đổi bổ sung theo các yêu cầu phát triển của quan hệ đất đai trong nền KTTT. Trong hoạt động khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai chúng ta đã đạt được những kết quả rất quan trọng, vừa tạo ra thế và lực mới góp phần thực hiện vai trị chủ đạo của nền kinh tế nhà nước thông qua lĩnh vực tài chính, vừa tạo lập được cơ chế quản lý sử dụng đất đai theo hướng hiệu quả.
Tuy nhiên những thành quả đạt được chỉ là bước đầu, quá trình vận động của các quan hệ đất đai trong nền KTTT định hướng XHCN đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc mà các chính sách về đất đai, mà đặc biệt là các chính sách tài chính chưa theo kịp cả trên góc độ pháp lý và thực tiễn. Để giải quyết có hiệu quả vấn đề khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong nền KTTT định hướng XHCN, các chính sách về đất đai nói chung và chính sách về khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai nói riêng cần tiếp tục triển khai thực hiện và hồn thiện phù hợp với tình hình mới sau Luật đất đai năm 2003.
Chương 3