Kết quả khai thác nguồn lực tài chính thông qua thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay pdf (Trang 53 - 54)

khi Nhà nước giao đất

Đây là khoản thu lớn trong các khoản thu từ đất, trong mấy năm gần đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản thu, cụ thể qua các năm là: năm 1996: 1.173 tỷ đồng; năm 1997: 969 tỷ đồng; năm 1998: 800 tỷ đồng; năm 1999: 913 tỷ đồng; năm 2000: 1.016 tỷ đồng; năm 2001: 1.870 tỷ đồng; năm 2002: 3.244 tỷ đồng; năm 2003: 8.149 tỷ đồng; năm 2004: 13.337 tỷ đồng và ước thực hiện năm 2005 là 14.200 tỷ đồng (chưa kể hàng ngàn tỷ đồng tiền sử dụng đất thu được theo cơ chế sử dụng từ quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng).

Kết quả trên thể hiện việc Nhà nước đã từng bước thực hiện được quyền lợi của người chủ sở hữu đất đai. Nói như vậy vì trước năm 1993, Nhà nước vẫn giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân để làm trụ sở, cơ sở SXKD và nhà ở nhưng gần như khơng thu được gì; ngun nhân chính là do giai đoạn này Nhà nước chưa thừa nhận đất đai có giá, Nhà nước không thực hiện chế độ thu đối với đất đai, chưa thừa nhận đầy đủ các quyền của người sử dụng đối với đất đai. Giai đoạn sau Luật Đất đai năm 1993, Nhà nước giao đất rất nhiều nhưng chủ yếu là giao đất khơng thu tiền sử dụng, hợp thức hóa cho các trường hợp lấn chiếm trước đó hoặc nếu có thu tiền thì thu rất thấp do cơ chế chính sách tài chính đối với đất đai mới được hình thành cịn nhiều sơ hở và giá đất thấp; giai đoạn này tiền sử dụng đất của Nhà nước chủ yếu rơi vào túi của cá nhân do chính sách lỏng lẻo, cơ chế xin cho,... Từ năm 2001 tới nay, chính sách của Nhà nước đã được ban hành khá đầy đủ, cơ hội cho "tham quan" đã bị giảm đáng kể, việc thất thoát NSNN qua giao đất đã được hạn chế; các đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất đã được thu hẹp lại rất nhiều so với chính sách trước đó, địi hỏi phải có sự chia sẻ quyền lợi chính đáng giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất,... và đây là các nguyên nhân chính dẫn đến số thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất tăng nhanh, trở thành một nguồn thu đáng kể của NSNN.

Tuy nhiên, xét về lâu dài thì Nhà nước chỉ nên tập trung vào việc khai thác tối đa thông qua việc chống thất thốt khi giao đất có thu tiền sử dụng đất; khơng phải khai thác

tối đa bằng cách giao được càng nhiều đất càng tốt, vì cùng với việc giao đất có thu tiền sử dụng đất cũng có nghĩa là Nhà nước sẽ mất đi nhiều quyền đối với khu đất đã giao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)